Thursday, May 26, 2011

[The six thinking hats] Tư duy 6 mũ

Tư duy 6 mũ  được thế giới biết đến với tên de Bono Hats system ( “Six Hats” hay “Six Thinking Hats”) là một công cụ tư duy cho phép chúng ta đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng trước 1 vấn đề và có những ý tưởng, phương án, dự trù về nó.Bạn có thể dùng công cụ này một mình, nhưng sẽ tốt hơn nhiều khi bạn thảo luận cùng nhóm của mình. Kết hợp với ý tưởng của tư duy song song, công cụ này giúp nhóm tư duy cùng nhau hiệu quả hơn, và có ý nghĩa khi quá trình tư duy được thực hiện tới mức chi tiết và kết dính. Phương pháp “tư duy 6 mũ” được tiến sĩ Edward de Bono đưa ra năm  1980, và được ông mô tả chi tiết trong cuốn  “The six thinking hats” xuất bản năm 1985.
Chi tiết về Dr EDWARD DE BONO
Có lẽ chưa bàn tới tác dụng, hay hiệu quả của phương pháp này trong việc giải quyết vấn đề, bạn hãy tạm tin nó thực sự rất có tác dụng, và hãy cùng thực hiện phương pháp này cùng svcoi.
Tóm tắt nội dung phương pháp :
- Mỗi khía cạnh của 1 vấn đề sẽ được gán với một chiếc mũ, tương ứng với mỗi khía cạnh là một màu đặc trưng. (do Não chúng ta tư duy bằng hình ảnh, sẽ dễ dàng hơn nếu dùng màu đặc trưng).
-Nội dung mỗi khía cạnh ứng với các mũ theo sơ đồ tư duy sau :

-Bước đầu áp dụng, bạn có thể hiểu đơn giản :
- Mũ trắng  : là mũ thông  tin
- Mũ đỏ : là mũ cảm xúc
- Mũ vàng : là mũ lợi ích
- Mũ đen : là mũ rủi ro
- Mũ xanh  lục : là mũ giải pháp.
- Mũ  xanh da trời:  là mũ tổng quan.
- Mũ xanh da trời : là mũ tổng quan.
- Lưu ý : Bạn cũng không nhất thiết phải dùng sơ đồ tư duy (mind map) để ghi chép lại. Nhưng một phần do thói quen, phần nữa là sơ đồ tư duy sẽ giúp chúng ta nhìn được vấn đề một cách tổng quát hơn, rất dễ cho việc quyết định và chi tiết các  khía cạnh của vấn đề nên svcoi  dùng trong bài viết này.
Các bước thực hiện
- Nếu bạn thực hiện một mình : hãy tưởng tượng bạn lần lượt được đội 6 chiếc mũ. Với từng chiếc mũ hãy cố gắng tập trung suy nghĩ xét toàn bộ nội dung của chiếc mũ bạn đang đội,càng chi tiết càng tốt. Hết chiếc mũ này bạn hãy chuyển sang chiếc mũ khác ,thứ tự  mình nghĩ ở đây nên là :
Trắng -> Đỏ->Vàng-> Đen-> Xanh lục-> Xanh da trời
- Nếu bạn thực hiện cùng nhóm : Hãy là nhóm trưởng điều chỉnh nhịp độ cũng như độ nóng của nhóm. Cùng các thành viên đội 6 chiếc mũ một cách lần lượt. Chú ý tập trung thời gian cho mối mũ một cách cân đối, tùy theo tình hình
Hoặc bạn cũng có thể để các thành viên, mỗi người đội lên mình một chiếc mũ, nhưng những thành viên còn lại trong nhóm cũng có thể được góp ý kiến vào nội dung của chiếc nón mà họ không đội (chú ý giữ đủ thời gian cho mỗi nón màu). Chiếc mũ mà mỗi thành viên đội lên chỉ mang tính chất định hướng suy nghĩ cho người đó, không mang tính chất phân loại thành viên, cho dù thành viên đó thường  có lối suy nghĩ tương tự, hay giống với chiếc mũ mà mình đội lên (tránh xung đột trong nhóm :mrgreen: ).
vd : Một buổi picnic ở công viên Thủ Lệ cho nhóm 12 thành viên nhóm học hiệu quả  vào ngày chủ nhật tuần tới.
-  Bước 1 : Mũ trắng -  Chứa toàn bộ thông tin thực tế, khách quan về vấn đề chúng ta đang xét đến.Có thể hiểu đây là mũ có ý nghĩa :”Hãy trút bỏ toàn bộ những dự tính, thành kiến và cùng nhau nhìn vào sự thật,và dữ liệu “.
vd :  Số lượng người tham dự:  6
Địa điểm : công viên Thủ Lệ
Thời gian : Chủ nhật tuần tới
Thời tiết: ( dự báo ) trời nắng đẹp
Thông tin thêm : chưa thành  viên nào đến công viên này bao giờ :oops:
Bước 2 : Mũ đỏ – Không cần biết đúng hay sai, đó là những cảm giác, trực giác, cảm xúc đối với vấn đề đang xét. Với mỗi người khác nhau sẽ có những cảm xúc khác nhau, thậm chí là trái ngược. Nhưng cảm xúc ,cảm giác,hay trực giác thì không cần phải thuyết phục hay bào chữa,thay vào đó có thể hiểu rõ vấn đề hơn.
vd: – vui , háo hức , lo lắng (có thể  do chưa tới bao giờ )
- Bước 3: Mũ Vàng: – Là những mặt lợi ích và tích cực của vấn đề đem lại. Nó cũng có thể dùng để đánh giá những mặt lợi ích, tính cực của mũ màu xanh lục (trong trường hợp bổ xung thêm sau khi điền đủ nội dung của các mũ).
vd : – Thư giãn
– Gắn kết các thành viên hơn
– Học thêm kỹ năng qua việc chơi trò chơi trong chuyến picnic
– Thể hiện cá tính ,năng lực  thành viên
Bước 4: Mũ đen : – Là mũ đưa ra những tiêu cực, rủi ro khi thực hiện vấn đề. Nó cũng dùng để phê bình, phản biện các nội dung của mũ màu xanh lục.
vd : – Phức tạp trong di chuyển:  lạc đường, phương tiện đi lại
– Tốn thời gian của nhóm (vì làm việc không phục vụ mục tiêu)
– Thời gian cao su của thành viên -> khó bắt đầu đúng kế hoạch(cái này là thói quen của ngươì Việt :lol: )
Bước 5: Mũ xanh lục : – Đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề, cũng như khắc phục những rủi ro, mặt tiêu cực được tính đến trong mũ đen. Mũ này cũng là mảnh đất để phát huy tính sáng tạo, các ý tưởng mới cho vấn đề đang giải quyết
vd : – search trên internet vị trí và đường đi tới công viên –> giải quyết việc lạc đường
– Lồng ghép  kỹ năng trong các trò chơi tập thể : teamwork, giải quyết vấn đề. .. -> vừa học, vừa chơi
– Hẹn thời gian cố định, ai cao su, mức thưởng sẽ là 20k –> sợ không dám cao su nữa :mrgreen: 
Bước 6: Mũ xanh da trời : Là mũ tổng hợp lại vấn đề, nhìn lại những mũ ở trên. Nó sẽ không đi chi tiết vào nội dung của từng mũ mà chỉ cân nhắc sự ổn thỏa, và ra quyết định.
vd: – Các vấn đề  đã  giải quyết .
– Quyết định : Đi
Nếu đến đây, bạn hay nhóm của bạn chưa thể đưa ra quyết định, bạn lại làm lại chu trình trên để bổ sung thêm ý vào các mũ, đưa ra quyết định cuối cùng.
Vừa rồi, mình đã  chia sẻ các bước sử dụng tư duy 6 mũ vào việc giải quyết  vấn đề.(Trong phạm vi bài viết ví dụ còn đơn giản, bạn có thể tạo vấn đề để cùng nhau giải quyết )Hi vọng các bạn có thể áp dụng nó để giải quyết các vấn đề bạn gặp phải để ra quyết định,và thực hiện nó. Về tác dụng của phương pháp này, minh xin phép không đề cập ngay trong bài viết này. Hi vọng các phản hồi của bạn về nó trong blog mình, sẽ giúp mình đánh giá được hiệu quả của nó trong 1 bài việt trong thời gian sớm nhất .Bạn cũng có thể chia sẻ thêm góc nhìn thú vị mà bạn trải nghiệm phương pháp này để mình và các bạn khác cùng học hỏi.

0 Comments:

Post a Comment

Bạn có ý kiến về vấn đề này như thế nào?
(What do you think about it?/ Qu'en pensez-vous?)

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog mình (✿ ♥‿♥)(♥‿♥ ✿)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More