Tuesday, April 16, 2013

Sơ lược về các Huyệt đạo trên cơ thể người

I/Vài điểm khái quát điểm huyệt:


1.Điểm huyệt là một trong bảy hai tuyệt học của võ Thiếu lâm, khống chế, chế ngự người một cách nhanh chóng. Nhưng mục đích của thuật điểm huyệt cũng như những môn võ thuật khác là tập luyện để cho khí huyết lưu thông, gân cốt dẻo dai, thân thể cường tráng, làm cho trí óc minh mẫn, tăng sức tự tin và chịu đựng trong đời sống, nâng cao tuổi thọ.

2.Tổ sư của phái Thiếu lâm là Đạt Ma, tên thật là Sardili (vương tử của một tiểu thuộc Nam ấn). Ngày nay, qua các bức tranh và tượng, Đạt Ma mắt lồi, râu rậm, thoạt trông rất dữ nhưng nhìn kĩ thấy đôi mắt ông toát ra uy lực, dũng mãnh, hiền từ, dễ mến.

3.Toàn bộ cơ thể có 12 đường kinh lạc và hai mạch Nhâm, Đốc; có 365 huyệt (trong đó có 108 huyệt lớn và vừa, 257 huyệt nhỏ, đặc biệt có 36 huyệt lớn gọi là huyệt trí mạng).

- Kinh thủ tam âm : gồm kinh thủ thái âm phế (có 11 huyệt), thiếu âm tâm (có 9 huyệt), quyết tâm bào (có 9 huyệt); từ phủ tạng đi dọc theo mặt trong cánh tay tới bàn tay.

- Kinh thủ tam dương : gồm kinh thủ dương minh đại trường (có 20 huyệt), thái dương tiểu trường (có 19 huyệt), thiếu dương tam tiêu (có 23 huyệt); từ bàn tay đi dọc theo mặt ngoài cánh tay lên đầu.

- Kinh túc tam âm : gồm kinh túc thái âm tỳ (có 21 huyệt), thiếu âm thận (có 27 huyệt), quyết âm can (có 14 huyệt); từ bàn chân đi dọc theo mặt trog của đùi lên bụng, ngực.

- Kinh túc tam dương : gồm kinh túc dương minh vị (có 45 huyệt), thái dương bàng quang (có 67 huyệt), thiếu dương đởm (có 44 huyệt); từ đầu đi dọc theo thân và mặt ngoài của đùi xuống chân

II/Những huyệt nguy hiểm:


Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT.

Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền . 
36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

A.- VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:



1.- Huyệt Bách hội:
- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
2.- Huyệt Thần Đình:
- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
3.- Huyệt Thái Dương:
- Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
4.- Huyệt Nhĩ môn:
- Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
5.- Huyệt Tình minh:
- Vị trí:Tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
6.- Huyệt Nhân trung:
- Vị trí: Dưới chóp mũi.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
7.- Huyệt Á môn:
- Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.
8.- Huyệt Phong trì:
- Vị trí: Phía sai dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.
9.- Huyệt Nhân nghênh:
- Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.


B.-.. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:


1.- Huyệt Đản trung:
- Vị trí: Giữa hai đầu vú.
- khi bị điểm trúng: Nội khí tản mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí không được rõ ràng.
2.- Huyệt Cưu vĩ:
- Vị trí: Trên rốn 15cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.
3.- Huyệt Cự khuyết:
- Vị trí: Trên rốn 9cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.
4.- Huyệt thần khuyết:
- Vị trí: Tại chính giữa rốn.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
5.- Huyệt Khí hải:
- Vị trí: Dưới rốn 4cm.
- khi bị điểm trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch vàsườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
6.- Huyệt Quan Nguyên:
- Vị trí: Dưới rốn 7cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch vàthần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.
7.- Huyệt Trung cực:
- Vị trí: Dưới rốn 10cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch vàchấn đọng thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.
8.- Huyệt Khúc cốt:
- Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới – hạ bộ.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.
9.- Huyệt ưng song:
- Vị trí: Trên vú, tại xương sườn thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn vàthần kinh trước ngực cho đến động, tĩnh mạch, chấn động làm tim ngừng cung cấp máu, gây choáng váng.
10.- Huyệt Nhũ trung:
- Vị trí: Tại chính giữa đầu vú.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn vàđộng mạch sung huyết (nhồi máu) phá khí.
11.- Huyệt Nhũ căn:
- Vị trí: Dưới đầu vú 1 đốt xương sườn.
- Khi bị điểm trúng: Do phía trong bên trái là quả tim, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào tim, gây sốc dễ dẫn đến tử vong.
12.- Huyệt Kỳ môn:
- Vị trí: Dưới núm vú, tại xương sườn thứ 6.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, lá lách, chấn động cơ xương, khí huyết ứ đọng.
13.- Huyệt Chương môn:
- Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay.
- Khi bị điểm trúng: Vì phí trong bên phải làgan, nghiêng phía dưới làlá lách, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.
14.- Huyệt Thương khúc:
- Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và đọng mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu


C.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:


1.- Huyệt Phế du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.
2.- Huyệt Quyết âm du:
- Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.
3.- Huyệt Tâm du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.
4.- Huyệt Thận du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.
5.- Huyệt Mệnh môn:
- Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 vàthứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.
6.- Huyệt Chí thất:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.
7.- Huyệt Khí hải du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.
8.- Huyệt Vĩ lư:
- Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn vàxương cùng.
Khi bị điểm trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điền không dâng lên được.


D.- CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:
1.- Huyệt Kiên tỉnh:
- Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.
- Khi bị điểm trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.
2.- Huyệt Thái uyên:
- Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.
- Khi bị điểm trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.
3.- Huyệt Túc tam lý:
- Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.
4.- Huyệt Tam âm giao:
- Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.
5.- Huyệt Dũng tuyền:
- Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được, phá khinh công.
Tóm lại, 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.



Vị Trí các Huyệt Đạo và công dụng

Chú Ý: Tấc dùng chính là đốt giữa của ngón tay giữa của bệnh nhân . Nên thử trên người mình trước khi bấm huyệt cho người khác, thường khi bấm trúng huyệt sẽ có cảm giác tê rần, tê một vùng lớn, có gảm giác hơi nóng, hơi nhức hay một bộ phận khác bị ảnh hưởng (tùy vào huyệt được nhấn). Ví dụ huyệt Giáp Xa trên mặt, khi nhấn lên sẽ có cám giác tê quai hàm và nửa khuôn mặt . Huyệt Hợp Cốc sẽ làm tê cả bàn tay ............. Không bao giờ dùng sức quá độ, vì huyệt đạo là điểm yếu trong cơ thể, khi dùng sức quá mạnh có thể làm thương tổn gây hại cho sức khỏe tạm thời hay vĩnh viễn

ĐỪNG BẤM HUYỆT CHO PHỤ NỮ CÓ THAI và TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI

1. Á Thị: Không có vị trí nhất định, là điểm đau xuất hiện khi có bịnh - Chữa chứng đau cấp tính

2. Âm Lăng Tuyền: Thuộc Kinh Tỳ, nằm ở cẳng chân, chỗ lõm đầu trên trong xương chày . Cách xác định: vuốt ngược bờ trong xương chày, gặp mấu ngang của xương, nơi ngón tay dừng lại chính là huyệt - Chữa bụng đầy chướng, chán ăn, tiểu khó, đái dầm, di tinh, đau ........ dương vật, rối loạn kinh nguyệt

3. Ấn Đường: Nằm trên mặt . Các xác định: Điểm chính giữa đường nối hai đầu lông mày - Chữa đau đầu, tắc mũi, chảy nước mũi, cảm mạo, chảu máu cam, trẻ em bị co giật, chóng mặt, hoa mắt

Monday, April 15, 2013

CƠ CHẾ THẦN GIAO CÁCH CẢM VÀ CẦU NGUYỆN TÂM LINH


A .- Là cơ thể vật chất .
B .- Là thể vía của con người .
C .- Hình chùm nho ở thể vía là phần hạ thể của con người hay là tiềm thức ; nó sẻ rời cơ thể khi con người chết .
D .- Con đường vợn sóng dưới chùm nho là đại diện cho sinh lực khí của con người , dùng cho thể vía , và là một bình dự trử điện , dự trử sinh lực khí cho con nggười , nó tủa ra mọi nơi và là đường dây liên lạc cho mọi vật , khi con người tiếp xúc đến những vật nầy .
E.- Sợi dây nối liền từ rún cơ thể vật chất và thể vía là kim quang tuyến hay là sợi chỉ bạc , nó nối liền thể xác và thể vía của con người , khi thể vía và ý thức rời cơ thể trong lúc ngũ , nhập định hay trong khi xuất vía ;đường răng cưa nằm trong ống là sự lưu thông của sinh lực khí trong đó .
F.- Vòng tròn hào quang chung quanh đầu tiêu biểu cho ý thức của con người .
G.- Là đường dây nối tiếp của sự truyền sinh lực và hình tư tưởng của người dùng thần giao cách cảm hay để trị bệnh hay đọc tư tưởng của người khác ở xa .
H .- Là đường dây truyền dẩn hai chiều từ người nầy qua người khác , nó mang những thông tin của hình tư tưởng và sinh lực khí . Những vòng tròn nhỏ trên đường dây nầy tiêu biểu cho những chỉnh thể tâm linh hoàn chỉnh , được cấu thành do nhiều tinh hoa của nhiều hình tư tưởng khác nhau bao gồm những tín hiệu mả số của các cơ quan cảm quan của con người như nghe , thấy ,nếm , ngưởi v..v...Nói cách khác nó là ngũ quan tâm linh dùng cho thể vía hay thần thức để nghe ,thấy , ngưởi v..v... ở cỏi không gian nhiều chiều đo .
I . – Là hiệu số điện thế thấp của sinh lực khí chạy trong con đường vận hà ánh sáng ANTASKARANA , mang hình tư tưởng của người cầu nguyện lên linh hồn , và nó giúp linh hồn có năng lượng để tạo những sự kỳ diệu hay những giải đáp toàn hảo xuống cho người cầu nguyện hay sự trị liệu nào đó .
J .- Ba vạch vợn sóng là tiêu biểu cho hiệu số điện thế cao của sinh lực khí , chạy từ linh hồn xuống dưới đến các thể thấp , như trí , vía , phách và cơ thể vật chất . Hiệu số điện thế cao ( có khả năng phá vở những cấu trúc vật chất của nguyên tử ) của sinh lực khí nầy có thể thay đổi tức khắc những tế bào của cơ thể để trị liệu lành bệnh . Hoặc nó có thể tạo ra những hiện tượng vật lý đặc biệt trên cỏi vật chất .
K .- Tiêu biểu cho Vô Thức hay linh hồn của con người .
L .- Con mắt nằm trên đường dây nối liền thể vía và linh hồn , là con mắt tâm linh mà con người dùng để đọc những thông tinh đã sẳn có trong vô thức hay linh hồn , cũng như ngũ quan tâm linh khác , mà con người đắc đạo có thể dùng được để đọc những thông tin ở những cỏi cao hơn .
M .- Hai đường vợn sóng nằm trong hào quang thể trí của ý thức là tiêu biểu cho hiệu số điện thế trung cấp của sinh lực khí dùng cho ý thức để tư duy hay ý chí .

NHỮNG PHẠM TRÙ TÂM LINH CON NGƯỜI :
Tôi có thể có những sự nghi ngờ , nhờ đó tôi biết là tôi .
Nhờ vào sự nghi ngờ , tôi suy nghỉ tìm tòi , từ đó tôi suy tư và tôi ý thức được TÔI .
Tôi : là Thức Thần .- Ý thức .
TÔI : là Nguyên Thần – Bản lai diện mục .
Descartes saying : I am able to have doubts , therefore I am .
Phân biệt giữa Ý Thức và Ý thức về Ý Thức
Ý Thức : là Thức Thần –Âm Thần .
Ý Thức về Ý Thức : Là Nguyên Thần – Dương Thần .
Distinguish between

CONSCIOUSNESS and CONSCIOUSNESS ABOUT CONSCIOUSNESS .
Ý Thức không phải là một vật sở hửu khác thường của cấu trúc thuộc về sinh vật và ý thức không phải là lý thuyết về Lượng Tử Học ; Nhưng những cấu trúc của sinh học có thể làm vận hành ý thức và lý thuyết về Lượng Tử Học , thực sự là sản phẩm do Ý thức của chúng ta làm ra .

Consciousness is not a strange property of biological structures and consciousness is not quantum theory , but biological structures enable the function of consciousness and quantum theory is a certainly a product of our conciousness .

Trường sinh thái : Morphogenetics fields . ( Scientist Rupert Sheldrake ) . 

Là một mẩu dạng có một trật tự cấu trúc của những đặc tính bên trong của một sinh mô kể , cả nảo bộ con người ; trường nầy được tạo nên bởi một tiến trình cộng hưởng hình thái - Morphic resonance – của những chủng loại trong quá khứ và nó biểu hiện như một ký ức tập thể thuộc chủng loại của nó . Các loại sinh vật có thể bắt liên lạc với nó – tune in – xuyên qua nó để có được những thông in về hình thái và kinh nghiệm của chủng loại của mình ; Vật chất di truyền từ trong DNA của những Genes , có thể tạo ảnh hưởng lên hệ thống bắt sóng nầy , nhưng những mẩu dạng và bản năng sinh thái nầy không có nằm trong sự thừa hưởng di truyền của DNA ; cũng giống như những hình ảnh ghi nhận được trong màn ảnh tv , không có nghĩa là chúng có sẳn trong những dây điện và transitor của tv ; đương nhiên là mạch điện của tv cần phải bắt đúng , nhưng những hình ảnh là do sự bắt sóng từ bên ngoài tv . Giống như thế , bộ nảo con người giống như một hệ thống bắt sóng phức tạp , nó thể rà bắt được những làn sóng của quá khứ cũng như chung quanh qua sự cộng hưởng của trường sinh thái nầy – Như vậy , bộ nảo của con người có thể rà các làn sóng để bắt được ký ức của mình và ký ức của những người khác qua sự cộng hưởng của trường sinh thái vũ trụ nầy , trương tự như lý thuyết về Ký Ức Tập Thể – Collective Unconscious - của Nhà Tâm Lý Học C.G.JungMorphogenetics fields .

Hạ thể : Lower self – Astral body – Sub-conscious -Là thể vía hay tiềm thức . Nó có sự liên lạc với dương thần , ký ức của dương thần và linh hồn hay vô thức của con người .
Trung thể : Midle self - Conscious - Là ý thức trong cỏi hạ trí , được sự hướng dẩn của thần thức tâm linh hay là dương thần - Spirit . Ý thức còn là Thần giữ cửa Gate keeper – Filter của thể xác ở hai cỏi vật chất và cỏi vía .
Thượng thể : Higher self – Nó gồm hai phần âm dương là Spirit – Dương Thần hay Thần thức – Âm Thần hay linh hồn cá nhân hay vô thức . Dương và âm thần là hai mặt của một thể là linh hồn cá nhân nằm trong linh hồn của vũ trụ hay là Ký Ức của vũ trụ hay Tiên thiên ký ảnh –AKASHIC RECORD .

Ba hồn bảy vía :
Ba hồn là Giác hồn ( Thể Trí – Dương thần ) – Hương hồn ( Tinh tú Thể – Tiềm thức )– Sinh hồn ( Thể Phách – Sinh mạng lực ). Bảy vía là : Tham –Sân – Si – Hỷ – Nộ – Ái – Ố .

Ba hồn , bảy phách :
Hồn thuộc Mộc , nằm ở gan , kỳ số là 3 . Phách thuộc Kim nằm ở phổi , kỳ số là 7 . Theo Thần vảng lai gọi là Hồn . Theo Tinh xuất nhập gọi là phách
Thể vía : gồm chỉ hai thể : 1.- là để chỉ lục dục , thất tình của con người . 2.- là chỉ Tinh Tú thể là Astral body , thể ánh sáng . 

Nhị Thần : là tên của Dục thần , là thể vía , thuộc phần tình cảm con người , là tính của khí chất , được sinh ra do sự cấu tinh của cha mẹ , thức thần nhập vào khi đứa bé đã sanh ra khỏi bụng mẹ , thức thần là thần của túc mạng ; dục thần là tình dục thể , thấy vật liền sanh tình , thức thần do túc căn mà lại , nên linh hoạt thông minh kỳ hảo , luôn luôn tư duy kim cổ , không lúc nào ngừng . Nên khi luyện đơn , của đạo gia cần trừ đi sự nhiểu loạn của dục thần , sau đó mới thấy được nguyên tinh và nguyên thần , để ngũ khí triều nguyên , tam hoa tụ đỉnh .
Tam Thần :
1.- Nguyên Thần : là Linh Hồn , Vô trí vô thức , A lại da 
2.- Dục Thần : dục thần là tính của khí chất , là tình dục thể , thấy vật liền sanh tình
3.-Thức Thần : là Ý thức và tiềm thức Đa trí đa thức –

Tứ Thần :
Là Chân Thần : là Dương Thần , Ký ức dương thần , Thượng trí , viên trí , viên thức . Do dùng ba thần kia tu luyện mà thành ra Chân Thần .

Linh hồn cá nhân – Soul - là nơi cư ngụ của trí nhớ và ký ức , là tấm gương phản ảnh tâm trí của mổi người .

Linh hồn là nơi ngụ của ký ức ; nơi đây đã có chứa sẳn và ghi giữ tất cả những dử kiện của chúng ta .
Linh hồn vũ trụ còn có tên khác là vô thức của tập thể COLLECTIVE UNCONSCIOUS hay Ký Ức của Vũ trụ AKASHIC RECORD .

Ý Thức - Conscious là kẻ tư duy – The Thinker , nhưng khi kẻ nầy tư duy thì nó lại đi vào tiềm thức và vô thức để lấy dử kiện và thông tin làm chất liệu cho tư duy của nó .

Tinh thần hay dương thần - Spirit , hay Tâm như một đại diển viên , linh hồn cá nhân –Soul , như môi trường hoạt động của tâm và thể xác vật chất – Body là kết quả của nó .Chúng ta có thể cho Linh hồn cá nhân như một lực mù lòa , vâng theo mệnh lệnh ý chí của tâm thần – dương thần - Spirit , và thể xác là kết quả của tâm thần được thể hiện sự hoạt động của nó xuyên qua khuôn mẩu vật chất .
Con người tự giác ra mình có khả năng tự ý thức và khám phá ra rằng mình đã được trang bị một khả năng tinh thần và trí lực , một thể xác và một môi trường để hoạt động .Từ đó con người khám phá ra những qui luật của thiên nhiên và những qui luật nầy có sự liên hệ mật thiết với nhau ; cuối cùng con người biết rằng cần tuân theo và hợp tác với thiên nhiên và vạn vật , thì thiên nhiên và vạn vật sẻ phục vụ lại con người .

Man , know thyself . Con người hảy tự biết mình . Con người đầu tiên khám phá ra rằng mình có khả năng tư duy , là một sự kiện cụ thể ; con người luôn luôn có thể tư duy và sự kiện nầy đả chứng minh sự tồn tại của mình , tôi tư duy , tôi tồn tại ; sự tư duy nầy cho con người có một khả năng biết được những nhu cầu của mình và có khả năng tự cung cấp cho những nhu cầu đó .
Con người không có cách gì để hiểu Thượng Đế bằng việc nghiên cứu con người , hay nói cách khác là Thượng Đế hảy tự khám phá ra mình .

Tâm thần –dương thần - Spirit là hoạt động và tự thức ; tâm thần là ý thức và có khả năng tự thức .

Linh hồn cá nhân là một lực mù lòa , không tự biết mà chỉ hành động ; nên nó được gọi là người đầy tớ của thần thức và là môi trường hoạt động của tư duy , sức mạnh và hành động của thần thức . Linh hồn chỉ biết làm , mà không biết tại sao . Như tấm gương phản chiếu hình ảnh của tâm thức vậy . Linh hồn là vật chất của tâm thần ý thức , linh hồn có khả năng thực thi nhửng mệnh lệnh của ý thức .

Con người không tạo ra những qui luật và nguyên tắc , nhưng con người chỉ khám phá ra những qui luật và nguyên tắc nầy và ứng dụng chúng nó mà thôi , qui luật và những nguyên tắc của tâm linh cũng vậy .

Tất cả nhân loại sống trong ba dạng : Tâm thần – Linh hồn và Thể xác hay nói cách khác là biểu hiện dưới ba thể : Trí óc thông minh – Tinh lực – Khuôn Mẩu vật chất hay Nguyên nhân tác động – Môi trường – Kết quả . Khoa học Tâm linh bắt đầu nơi khoa học vật lý chấm dứt – Metaphysics begins where physics leave off . Tất cả vạn vật đều ở trạng thái hoạt động , mọi vật trong thế giới vật chất hay có hình thể đều có những tầng số rung động khác nhau và là kết quả của nó .

Ký ức vũ trụ – Tiên thiên ký ảnh – Linh hồn vũ trụ – Akashic record – The book of life :
Là một nơi trong không gian mà mắt thường không thấy được ; là nơi ghi chép và cất giữ tất cả những sinh hoạt và ký ức của vạn vật , trong đó bao gồm đủ loại bức xạ tàn dư của con người và sinh vật ..... 

Sinh Quang Tử : Biophotonics
Là một đơn bị sinh quang lượng tử được luôn phóng xuất ra từ tất cả sinh vật sống ; sinh quang lượng tử là chủ đề nghiên cứu của vật lý Lượng Tử Học và sinh quang lượng tử phơi bày những hiện tượng vũ trụ của các hệ thống sinh tồn của sinh vật .

Bức xạ hoại tữ : (Necrotic Radiation ) :

Là một loại hình laser sinh thái điện từ chứa nhiều làn sóng khác nhau được phóng ra từ một sinh vật khi chết .
Is a kind of the electromagnetic holographic replica of the dying organism alike a multidimensional wave packet , emission from a dying organism . Janusz Slawinski followed the link between biophotons and biochemical reaction .
- Nhà vật lý Balan - Department of Radio & Photochemistry , Intitute of Chemistry & Technical Electrochemistry , Poznan University of Technology Piotrowo Str.3 , 60-965 Ponan , Poland
Email :slawinski@sol.poznan.pl

Bức xạ tàn dư :
Là một phần nhỏ của linh hồn cá nhân ......nằm trong linh hồn vũ trụ hay ký ức của vũ trụ hay là Tiên thiên ký ảnh – AKASHIC RECORD ; là một mẩu thông tin được mả hóa hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh của con người hay con thú trước khi chết phóng xuất ra và được lưu giữ trong môi trường chung quanh .

Bức xạ tàn dư hoàn chỉnh :
So sánh như phần mềm software được thảo chương tự động hóa trong bộ nảo vi tính được gắn trong người máy , hay là một dỉa inter- active cd-crom phức hợp cao cấp được hoạt động tự động hóa khi nó được đưa vào một máy vi tính thích hợp kỷ thuật với nó . Là một mẩu thông tin được cấu tạo của thể phách hay thể năng lượng cùng thể vía và thể hạ trí của người chết phóng ra trước khi chết và được lưu giữ ở môi trường chung quanh . Thể nầy khi gặp được điều kiện thích hợp của sự rung động đồng bộ , nảo bộ của người sống hay khí hậu thay đổi của môi trường chung quanh , có thể xuất hiện như một con ma hay Linh thể để cho con người thấy và có thể nói chuyện , ý thức như người sống . Nhưng không còn sự linh hoạt và tự động sinh tồn như thần thức của người sống . Bức xạ tàn dư hoàn chỉnh nầy có thể chứa đựng toàn bộ những kinh nghiệm , ký ức cá nhân , những kiến thức về các bộ môn khoa học nhân văn hay khoa học xã hội hay những khả năng chuyên môn của người chết , được ghi chép vào đó .Và nó luôn phóng ra những làn sóng rung động như đài tv phát sóng , nó sẻ được thâu nhận và tái hiện tất cả tinh hoa của nó tự động trong đầu của một người nào đó , mà nảo bộ có một cấu trúc đặt biệt có thể thu nhận làn sóng nầy và thân xác cá nhân của người nầy sẻ là môi trường để những tinh hoa nầy hoạt động thể hiện ra ở thế giới vật chất trong xã hội . Vì bức xạ tàn dư hoàn chỉnh nầy có đầy đũ những tinh hoa như thế , nên khi nó được thể hiện trở lại sự thu hút đồng bộ của một người nào đó , thì hiện tượng luân hồi , hay linh hồn kiếp trước được đầu thai trở lại .

Bức xạ tàn dư bán hoàn chỉnh :
Là một mẩu thông tin được cấu tạo bởi thể phách và thể vía . Nó có thể hiện ra như một bóng ma than khóc , trêu cợt hay hù nhát người khác , nhưng không gây tác hại , nếu con người biết nó và không sợ nó .

Bức xạ tàn dư không hoàn chỉnh :
Là một mẩu thông tin được cấu tạo bởi thể phách , còn phần thể vía và thể trí đã bị tan mất . Nó có thể hiện lên như một bóng ma mờ ảo khi ẩn , khi hiện và rất tiêu cực , không có gây ra một sự phá hoại hay hù nhát nào cả , nếu có là do con người không biết mà tự kinh sợ nó .


Phowa : Thuật chuyển di thần thức :
Có 3 loại thành tựu : Thượng đẳng là chuyển thức thành Pháp Thân . Trung đẳng chuyển thức thành Báo Thân . Tam Đẳng chuyển thức trở về làm người , là chuyển thức thành Hoá Thân .Có hai kỷ thuật tập luyện Phowa , một kỷ thuật dùng tập luyện thường ngày và một kỷ thuật được xử dụng trong lúc lâm chung ...

Antaskarana : Siêu thức tuyến
Là con đường giao thông mà ý thức của những người đắc đạo , ngoại cảm cao cấp hay thiên tài bẩm sinh có thể dùng để liên lạc với thần thức , linh hồn hay ký ức của vũ trụ để mang những thông tin về xử dụng ở thế giới vật chất .

Tiềm thức : Sub-Conscious 
Là những ký ức , ấn tượng cảm quan , kiến thức hay kinh nghiệm của một cá nhân , mà người nầy có thể gọi lại , tái hiện lên trên bình diện ý thức một cách dể dàng .

Vô thức : Un-conscious 
 Là những ký ức , ấn tượng cảm quan , kiến thức hay kinh nghiệm của một cá nhân, được ghi giữ vào đó , mà người bình thường không thể nhớ lại được ; ngoại trừ trường hợp ,người nầy nối được đường thông lộ siêu thức Antaskarana của mình .

Ý thức : Conscious - Hay còn gọi là hạ trí ; 
Là khả năng tự tri thức và biết tự động tư duy của con người . Ý thức sẽ trở thành dương thần khi con người có định lực và tâm lực cao nhờ sự thiền định .

Dương thần -Solar body – A lại da thức :
Gồm hai phần : Phần thứ nhất là Thần thức hay là thượng trí của con người dùng để hướng dẩn ý thức hạ trí và thể vía . Phần thứ hai là ký ức của dương thần là nơi lưu giữ những ký ức và kinh nghiệm ...của một cá nhân trong một đời sống vật chất ( ký ức của dương thần cũng là nơi chứa thể vía hay là tiềm thức của con người ).Ký ức của dương thần được gọi theo bình dân là sổ nam tào bắc đẩu , ghi chép công tội của một người vậy .

Âm thần : Lunar body – Unconcious – Individual soul - Linh hồn cá nhân :
Là nơi chứa phần thứ hai của dương thần là ký ức và linh hồn cá nhân cũng là nơi thông lộ phát và thu thông tin ra thế giới bên ngoài để liên lạc với ký ức của những linh hồn khác và ký ức của vũ trụ hay là linh hồn của vũ trụ .

Tự ngã : Là tự thể tồn tại của con người ; bộ chỉ huy trung ương của tự ngã là một tập hợp của : Ý thức - Dương thần , ký ức của dương thần và linh hồn cá nhân ; thể xác vật chất của con người có thay đổi theo thời gian , nhưng tự ngã vẩn là một .

Bản ngã : Là toàn bộ ý thức , tình cảm , kinh nghiệm cùng kiến thức của một người được hình thành từ trẻ đến trưởng thành và đến chết , bản ngã của mổi người khác nhau do ảnh hưởng của môi trường , xã hội và gia đình . Bản ngã được biểu hiện do một tập hợp của ý thức , thể vía và tiềm thức . Bản ngã thay đổi , phong phú hóa và phức tạp theo sự trưởng thành của thể xác .

Con người cần phải tập tỉnh thức trong lúc ngũ , trong lúc bỏ xác thân hư cũ và tỉnh thức khi di chuyển sang một thể xác mới ; Như vậy , sinh mạng thức mới được toàn vẹn và liên tục .....

Một chân lý dù đúng , nhưng đều bị mọi người trong một thời đại nào đó , từ chối và lánh xa ; nó sẽ trở thành một viên kim cương trong đá và sẽ làm giàu cho những ai có thể nhìn thấy và biết giá trị của nó .

Hảy nhìn những gì không thể nhìn thấy , hảy nghe những gì không thể nghe được , hảy nói những gì không thể nói được , hảy nghĩ những gì không thể nghĩ được , hảy ý thức những gì không thể ý thức được ; thì đó mới chính là chân lý tuyệt đối .

Một chân lý vĩ đại , bao giờ cũng được người đời và những bậc vĩ nhân giãng giãi một cách mơ hồ và ví von .Nên , nếu ta , có để ý một chút , khi nhìn những hiện tượng chung quanh , mà có thể biết được nguyên nhân ; nhìn tất cả những kết quả cuối cùng có thể biết được hư , thật - có , không ....mà ta không cần phải nói ra , hay cần đến sự chấp nhận hay đồng ý của mọi người . Mặc dù , chân lý nầy không có ai nói đến , hay không được ghi chép rỏ ràng từ trong sách vở . Việc gì cũng có lý do của nó .

Khoa học qui ước :
Là những khoa học đang được xã hội hiện đại chấp nhận .
Khoa Học không qui ước :
Là khoa học chưa được đa số xã hội hiện đại chấp nhận , như Huyền bí học , Năng lượng tự do , Phản lực địa từ , Tâm lực , Linh năng ......


NHỮNG CỎI GIỚI CỦA TÂM LINH :
Khoa học đã chứng minh cho chúng ta biết rằng , những giác quan của con người chỉ có thể cảm nhận được một phần nào, của tất cả những năng lượng đang tồn tại trong vũ trụ . Thí dụ như , tai của con người không có thể nghe được tiếng còi tu huýt đặc biệt dùng để huấn luyện loài chó , hoặc tiếng kêu ré lên của loài dơi . Mắt của con người không thể thấy được hồng ngoại tuyến ( infra-red ), hoặc tia tử ngoại ( ultra violet light ).....
Kiến thức của khoa học chỉ căn cứ và được xây dựng xuyên qua những cảm nhận và thấy được của ngũ quan con người , và chỉ những vật nào có trọng lượng , khối lượng , thuộc về vật chất , có độ dài sóng thấy được , dù bằng ngũ quan hay nối dài qua dụng cụ khoa học ; thì được khoa học công nhận là thực có và đáng được các nhà khoa học qui ước cho là đáng nghiên cứu .
Vì lý do nầy , khoa học chỉ quan tâm đến những phần thấy được của thân thể vật chất ; mặc dù sự cấu tạo nên con người không chỉ là những phần bề ngoài thấy được của vật chất ; Do đó, khoa học không chỉ bỏ qua, những gì vượt khỏi phạm vi vật chất của thể xác , mà khoa học còn nổ lực phê bình , lên án , cản trở , bác bỏ , và tránh né những ai tìm tòi , đi sâu vào và khám phá thế giới siêu vật lý của con người .

A.- CÁI NHÌN CỦA HUYỀN BÍ HỌC VỀ CON NGƯỜI :
Huyền bí học đã từng cho ta biết , chúng ta tồn tại qua bốn cỏi tâm linh , và năng lượng ở mổi cỏi nầy được hình thành bởi vô số những cỏi nhỏ hơn . Sự khác nhau và chiều đo ở mổi cỏi tâm linh nầy , được phân biệt qua tốc độ tầng số rung động nhanh hay chậm của những hạt nguyên tử ở những cỏi nầy . Giống như màu sắc và những note của âm nhạc , sự khác biệt của chúng cũng do độ dài sóng và sự rung động của mổi màu và mổi note nhạc khác nhau . Do đó , cỏi nào được cấu tạo bởi những năng lượng có tần số rung động cao , thì thanh nhẹ và siêu linh hơn , còn những cỏi nào được cấu tạo bởi những năng lượng có tần số rung động chậm thì thô kệt và vật chất hơn . Nên cỏi giới vật chất mà con người đang cư ngụ , là cỏi giới có tần số rung động chậm nhất trong bốn cỏi tâm linh .

Bốn cỏi tâm linh :
- Cỏi giới của nguyên thần ( Soul plane ) :
Là một cỏi có tầng số rung động nhanh nhất và là nguồn năng lượng cho ba cỏi kia , là tinh hoa của con người , đại diện cho tất cả ý thức vũ trụ . Cỏi nầy được cổ đức diển đạt như : ĐÓ LÀ NHỮNG GÌ HIỆN HỮU , NHƯNG CHƯA HIỆN HỮU ( That which exists, yet exists not ). Cỏi nầy nằm trên lảnh vực của thời gian ( cỏi trí – Mental plane ), Không gian - hình dạng (cỏi vía – Astral plane )và vật chất ( cỏi vật chất – Physical plane ) ; Cỏi giới của Nguyên Thần không thể hiểu được , qua sự lý giải và cảm thức của những cỏi có tầng số rung động chậm chạp , thô kệch và đậm đặc hơn, như thể xác , thể vía , thể phách , thể trí , mà nó chỉ có thể được kinh nghiệm một cách mơ hồ mà thôi .
- Cỏi Trí ( Mental plane ) :
Cỏi nầy chiếm 1/10 lý tính của tư duy , xuyên qua đó , nó xử dụng khả năng thông minh và lý luận của con người để tiến hành phân tích sự hiện tồn của thực tại . Thông tin của cỏi nầy thường xử dụng như ngôn ngữ , chữ viết , văn từ , phân tích , phán quyết , lý luận .... Cỏi trí có tầng số rung động nhanh hơn cỏi vía và cỏi vật chất , nhưng lại chậm hơn cỏi nguyên thần ( Soul Plane ) vì nó bị chi phối bởi định luật của thời gian ( The law of time ); cỏi trí không giống như cỏi nguyên thần , là cỏi hợp nhất của sự tồn tại , còn cỏi trí thì phân chia sự tồn tại qua ý thức tuần tự của dòng thời gian trôi chảy một chiều ( Quá khứ - hiện tại - tương lai ) , tuy nhiên bất kể sự giới hạn của thời gian , tiến trình của tư duy được tiến hành với một tốc độ nhanh kinh khủng , để chứng minh điều nầy , ta thử làm thí nghiệm sau đây :
Với một thái độ độc lập của một người quan sát viên đối với trạng thái sinh hoạt tư duy ; Ta ngồi im lặng , mắt nhắm lại , đừng can dự hay xử dụng một lực nào của thể trí , để xen vào dòng trôi chảy của tư tưởng đang trôi qua trong tâm của mình , cũng như đừng dính mắt hay chạy theo những tư tưởng nào đang xảy ra . Hảy giữ mình ở một trạng thái thức giác và cởi mở , độc lập ; trong thời gian khoảng 5 phút , ta sẻ thấy những dòng tư tưởng khác nhau được sanh ra , hiện ra , rất nhanh trong tâm ta và cũng như biến mất đi , trôi qua , rất nhanh trong tâm ta . Đó là sự biểu hiện tầng số rung động nhanh ở cỏi trí. Khi làm thí nghiệm nầy , ta có thể thấy được vài cảnh hay hình ảnh hiện ra trong tâm , nhưnh hầu hết những phần còn lại đều là những dòng tư tưởng khác nhau liên tục trôi qua mà thôi .

- Cỏi Vía ( Astral plane ) , còn gọi là cỏi ánh sáng , Thể tinh tú :
Là cỏi tri giác chiếm 9/10 tiềm thức ( mạt na thức – subconscious mind ) của con người , cỏi nầy có sự liên hệ đến tình cảm , tưởng tượng , hình dung , quán tưởng ,năng lực siêu linh ... Nói chung tất cả những hình ảnh , đồ hình , ánh sáng màu sắc , cảnh vật siêu hình ..đều là những thành phần của cỏi nầy . Cỏi nầy có tầng số rung động chậm hơn cỏi trí và cỏi nguyên thần ,vì chịu ảnh hưởng của luật không gian - hình thể ( The law of Form ) chi phối , những cảm nhận ở cỏi nầy được bao bọc bởi những biểu tượng của hình ảnh , mà con người cần phải có chìa khóa để giải mả số thông tin , được ẩn tàng qua những hình ảnh nầy , mà những biểu tượng hình ảnh nầy đôi khi được xem như là VÔ TỰ CHÂN KINH , mà những bậc đắc đạo có thể dùng thần nhản mà đọc hiểu và thấy được vậy . Cỏi nầy giúp cho những dục vọng của tình cảm , ý đồ và định lực được thành tựu , cho đến có thể biến thành hiện thực trong cỏi vật chất nửa .

- Cỏi Vật chất ( Physical plane ) :
Đây là vũ trụ của thế giới vật chất , được tạo thành , do sự làm việc chung của ý thức và tiềm thức , vũ trụ nầy thể hiện ra , nhờ vào những tư tưởng của cỏi trí và những hình ảnh của cỏi vía cung cấp . Bốn tinh linh , tứ đại , ở cỏi vật chất là Lửa ( Hỏa Đại – Salamanders thuộc Thần Seraph ) ; Nước ( Thủy Đại – Undines thuộc Thần Tharsis ) ; Gió ( Phong Đại – Sylphs thuộc Thần Cherub ) ; Đất ( Địa Đại - Gnomes thuộc Thần Ariel ) ; Đã hợp thành một khối vật liệu phàm trần , để chuyển hóa và bao bọc lấy những tư tưởng của cỏi trí và những hình ảnh của cỏi vía trong giới siêu hình , để biến chuyển hình thành vật chất và hiển hiện ra ngoài ở thế giới vật chất trần gian .
Tất cả những tạo vật ở cỏi giới vật chất , và tất cả những thụ nhận của ngũ quan ( Thấy , nếm , đụng chạm - cảm xúc , nghe , ngưởi ), đều bị sự kiểm soát, ảnh hưởng và chịu sự chi phối của định luật thời gian và định luật không gian , hình thể ; Nói một cách khác , những hiện thực của thế giới vật chất , chỉ có thể nhận biết được qua hình thể của chúng trong thời gian liên tục mà thôi . Thí dụ : Một hột giống soài , không thể nào đột nhiên biến thành cây soài ngay được , mà nó cần trải qua nhiều năm ( Luật của thời gian ) để hình thành ( Luật hình thể trong không gian ) một cây soài . Như vậy có một sự thống nhất và đồng điệu giửa thời gian và hình thể trong không gian ; Thời gian được nhận thấy , được nhận biết xuyên qua sự thay đổi hình dáng khác nhau của vật thể trong không gian , và những sự thay đổi hình dáng khác nhau của vật thể trong không gian , được nhận thấy xuyên qua thời gian .

TINH LINH TỨ ĐẠI – CÁC CỎI VÀ NHỮNG LUẬT CỦA THỜI GIAN & KHÔNG GIAN - HÌNH THỂ

Thể xác của con người là một biểu hiện hùng hồn cho sự tác động của những luật thời gian, không gian và tứ đại .
Thể xác đã trải qua năm tháng và trưởng thành , xuyên qua những cơ thể khác nhau của từng lứa tuổi tương ứng : thai nhi , trẻ sơ sinh , trẻ em , thiếu niên , thanh niên , trung niên , lảo niên .....Trong quá trình trưởng thành nầy, còn có sự tác động và duy trì của tứ đại như : Lửa : liên quan đến nhiệt độ và sức ấm của cơ thể . Nước : liên quan đến các chất lỏng trong cơ thể như máu , các chất nước bài tiết của các cơ quan nội ngoại cơ thể . Không khí, gió : liên quan đến những hơi gas trong cơ thể như carbon dioxide – thán khí , oxygen – dưởng khí .....Đất : liên quan sự cấu trúc vật chất của cơ thể như xương , nội tạng , bắp thịt và da .....
Để thấy được sự làm việc của các cỏi nầy , ta lấy một thí dụ : Một người bị ngứa lổ mủi, đầu tiên người đó suy nghỉ cần phải ngoái lổ mủi để giải tỏa sự ngứa ngáy trong lổ mủi , việc nầy được xảy ra trên cỏi trí ; tức khắc sau đó là hình ảnh một cái tay đưa lên để ngoái lổ mủi , việc nầy xảy ra ở cỏi vía ; cuối cùng là cánh tay phải đưa lên để ngoái lổ mủi , việc nầy xảy ra trong cỏi vật chất .
Ta đã thấy rằng , những tồn tại và hiện hữu của những cỏi nầy đều quan trọng và cần thiết ngang nhau ;Nếu , ta thích ở mải một cỏi nầy , hơn cỏi kia , thì ta sẽ bị mất thăng bằng và sẽ bị đưa đến sự nguy hại .
Thí dụ : Nếu người nào quá quá cường độ sinh hoạt ở mải cỏi nguyên thần , thì năng lượng tăng cường trong cỏi nầy được tăng cao , người đó sẽ quá thiên về tâm linh , thì sự tồn tại của thể xác ở cỏi vật chất sẻ gặp trở ngại , và người đó sẽ trốn tránh những sinh hoạt và bổn phận của mình trần thế và cảm thấy mình không thích hợp với sinh hoạt ở cỏi vật chất nửa . Như vậy , nếu quá phát triển tâm linh , thì linh hồn sẽ từ bỏ thể xác sẽ ốm yếu ,bệnh tật ...và ngược lại .
Nếu quá cường độ sinh hoạt ở cỏi trí , thì người đó sẽ quá mưu mô , cơ trí , và có thể bị đưa đến mất óc sáng tạo , mất lý tưởng và nhân ái trong cuộc sống .
Nếu quá cường độ sinh hoạt ở cỏi vía , thì tình cảm sẽ bị yếu đuối , ủy mị và sẽ đưa đến sự rối loạn về tình cảm cùng tinh thần .Nếu quá cường độ sinh hoạt ở cỏi vật chất , thì sẽ bị đưa đến việc phủ nhận , sự hiện tồn của các cỏi sinh hoạt tâm linh .Trạng thái mất thăng bằng nầy , hiện nay , được đa số con người trong xả hội đang theo , để cầu mong tìm được những niềm vui và tiện ích của thế giới ở cỏi vật chất nầy . Kết quả của những niềm vui nầy , đã được công nhận là tạm thời và thoáng qua mà thôi

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog mình (✿ ♥‿♥)(♥‿♥ ✿)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More