Monday, August 22, 2011

PicknZip: Download toàn bộ album ảnh trên Facebook


Download toàn bộ album ảnh trên Facebook với PicknZip
Up ảnh từ lâu đã là thói quen thường thấy của nhiều người dùng Facebook. Điều đó cũng giải thích vì sao gã khổng lồ này lại có thêm một danh hiệu mới bên cạnh ngôi vị mạng xã hội lớn nhất thế giới, đó là trang lưu trữ ảnh lớn nhất hành tinh. Up ảnh thì rõ ràng quá rồi, thế còn download ảnh thì sao ? Làm thế nào có thể download trọn bộ các album ảnh mà mình yêu thích trên facebook một cách nhanh chóng nhất.


Thuật toán EdgeRank – khám phá thú vị dành cho Facebooker


edgerank
Hằng ngày vào Facebook để cập nhật tin tức từ bạn bè của mình không ai là không đối diện với trang News Feed. Đây là nơi cập nhật những thông tin chia sẻ từ bạn bè của chúng ta và cũng như Google, Facebook sẽ chọn lọc những Feed nào thật sự “ý nghĩa” với bạn để show lên trước nhất. Ồ ! Vậy làm sao cỗ máy này biết điều gì là “ý nghĩa” với chúng ta để show lên ? Đó chính là nhờ thuật toán “FaceRank” ;)


Friday, August 5, 2011

Năng lực tài chính cá nhân của bạn đang ở mức nào?

rả lời được câu hỏi này là điều thật sự cần thiết đối với những bạn trẻ mới bắt đầu đi làm và những gia đình trẻ. Việc quản lý, kiểm soát tài chính cá nhân đặc biệt là năng lực tài chính sẽ giúp các bạn đạt được những gì mình mong muốn một cách nhanh nhất.
Liệu bạn có thể tự trả lời ngay được câu hỏi trên hay những câu hỏi đại loại như tổng tài sản của bạn hiện nay khoảng bao nhiêu? Mỗi tháng bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Chi tiêu của bạn chủ yếu cho vấn đề gì?… Nếu bạn không trả lời được chúng, bạn rất cần thời gian cho việc thống kê lại tình hình tài chính của mình. Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng một buổi tối là có thể có cái nhìn tổng quan về tình hình. Từ những thông tin đó bạn mới có cơ sở để tính toán tiếp mọi kế hoạch trong cuộc sống. Sau đây là 5 lợi ích bạn sẽ có được khi thực hiện việc kiểm soát năng lực tài chính cá nhân của mình:


Cắt giảm chi tiêu một cách hiệu quả

Các bạn có phải thường xuyên đối mặt với những câu hỏi sau đây hay không:
_ Tại sao cuộc sống mình chật vật vậy, luôn thiếu trước hụt sau ?
_ Tại sao mình mới lãnh lương mà đã hết tiều tiêu rồi ?
_ Sao thời gian đến lần lãnh lương tiếp theo lâu thế ?
_ Mình muốn tiết kiệm mà làm hoài không được?
_ Mình muốn đầu tư chút mà làm hoài không thấy dư ?
Chúng tôi tin rằng rất nhiều bạn sẽ luôn thường xuyên đặt ra những câu hỏi trên cho chính bản thân mình. Để giải đáp cho những câu hỏi trên chúng ta có chung một câu trả lời : Hãy tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu không cần thiết !

Lập kế hoạch tài chính cho năm mới

một cách để lập kế hoạch tài chính cho năm mới:
1 – Tổng kết lại tài sản của bạn tại thời điểm này (tiền mặt, tiền gửi, USD, vàng, bất động sản, các khoản đầu tư)…. Bạn còn những khoản nợ nào chưa thanh toán, liệu bạn có thể thanh toán ngay được không ? Bạn nên thanh toán hết những khoản nợ nào có thể vì hiện nay lãi suất vay vẫn sẽ còn cao trong một thời gian nữa. Sau đó bạn  thống kê vào bảng cân đối tài sản cá nhân của bạn. Bạn có thể down file ở đây (tải về)

2 – Tải 1 file quản lý tài chính bằng jars (dưới đây gọi là file jars) mới cho năm 2011. Chuyển số dư từ file jar 2010 sang 2011 để xem bạn còn bao nhiêu phần cho từng jars. Bạn có thể down file ở đây (tải về)
3 – Thống kế lại các nguồn thu nhập (lương, thưởng, hoa hồng…) bạn có thể có trong năm nay. Nhập chúng vào file jars.
4 – Lập một danh sách gồm các khoản chi tiêu lớn mà bạn phải chi trong năm 2011 và thời điểm diễn ra. Bạn nhớ ghi chú lại là khoản chi này sẻ sử dụng tiền từ jars nào, bao nhiêu.
5 – So sánh danh sách bạn mới lập với file jars bạn sẽ biết được tại thời điểm cần khoản chi đó tài khoản của bạn có đủ hay không?
6 – Nếu như thu nhập đủ đáp ứng tất cả các mục tiêu lớn của bạn: Chúc mừng bạn ! Nhớ lưu bảng danh sách lại để ghi nhớ.
7 – Nếu không, không có gì lo lắng. Có thể bạn phải cắt giảm một số lần chi tiêu hoặc số tiền chi tiêu trong bảng danh sách. Bạn có thể xem thêm ở đây
8 – Còn nếu không cắt giảm được thì: Work Harder! (bạn nên tìm cách tăng nguồn thu nhập ngay từ bây giờ).
Chúc các bạn lập kế hoạch tài chính cho năm 2011 thành công tốt đẹp. Chúc các bạn luôn thành công và hạnh phúc.

Công cụ quản lý tài chính cá nhân bằng JARS

Trong công cụ này, ngoài sheet Master mỗi sheet là một JARS. Bạn sẽ kiểm soát được tài khoản đó còn bao nhiêu, bạn đã sử dụng bao nhiêu cho việc gì. Ngoài ra, với công cụ này bạn có thể ước lượng được thời gian để có thể đạt được khoản tiền cần dùng cho một việc cụ thể. Mục đích lớn nhất của phương pháp JARS này là chúng ta có thể đạt được những kế hoạch tài chính cá nhân quan trọng mà không ảnh hưởng nhiều đến các khoản chi tiêu khác.
Khi bạn cập nhật thu nhập mỗi tháng vào bảng thu nhập thì số tiền sẽ đuợc phân vào các tài khoản theo tỉ lệ chúng tôi đã đề cập trong bài truớc:
NEC – tài khoản chi tiêu cần thiết: 55%
LTSS – tài khoản tiết kiệm tiêu dùng tương lai: 10%
EDU – tài khoản giáo dục: 5%
FFA – tài khoản tự do tài chính: 10%
PLAY – tài khoản hưởng thụ: 10%
GIVE – tài khoản từ thiện: 10%

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind), là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngắn và dài hạn về phát triên cá nhân. Ông được mênh danh là “trainer of trainers”
Phương pháp JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân.
Phương pháp quản lý tiền bạc Jars


Bắt đầu đầu tư như thế nào ?

quản lý tài chính cá nhân gồm có các phần lớn như sau:
1-    Quản lý thu chi, và dòng tiền
2-    Quản lý cân đối tài sản
3-    Quản lý đầu tư
4-    Quản lý rủi ro
5-    Lập kế hoạch tài chính trọn đời
Từ hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu loạt bài mới đề cập đến chuyên mục: quản lý đầu tư.
Vậy đầu tư là gì:

Từ các loạt bài trước các bạn đã thấy rằng sau một thời gian giám sát vịêc chi tiêu chúng ta sẽ có được một khoản “để dành”. Theo phương pháp JARS thì khoản tiền đó là JARS tự do tài chính. Nhiệm vụ của bạn là làm cho JARS này tự tăng trưởng ngày càng nhiều. Sự tăng trưởng này sẽ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho chúng ta. Tuy nhiên như chúng ta biết “không có thứ gì miễn phí” nên bạn cũng phải đầu tư công sức và thời gian vào việc đầu tư để có thể có được thu nhập mong muốn.

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog mình (✿ ♥‿♥)(♥‿♥ ✿)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More