Monday, April 16, 2012

Tôn giáo nào tốt nhất?


Đây là một mẫu đối thoại ngắn giữa Thần học gia người Brazil, Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma…


Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và tự do” có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài vừa tinh nghịch vừa tò mò:

Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất?

Tôi nghĩ ngài sẽ nói: “Phật giáo Tây tạng” hoặc “Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi…
Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là 1 câu hỏi ranh mãnh.

Ngài trả lời:

Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”.

Để giấu sự bối rối của tôi trước 1 câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi:

“Cái gì làm tôi tốt hơn? ”


Ngài trả lời:

“Tất cả cái gì làm anh
Biết thương cảm hơn
Biết theo lẽ phải hơn
Biết từ bỏ hơn
Dịu dàng hơn
Nhân hậu hơn
Có trách nhiệm hơn
Có đạo đức hơn”.



https://fbcdn-sphotos-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc7/419758_2746949200885_1472215547_31900647_626415732_n.jpg

“Tôn giáo nào biến anh thành như vậy
Là tôn giáo tốt nhất”.

Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác:

“Anh bạn tôi ơi! Tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh hoặc anh có ngoan đạo hay không, Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới.

Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta.


Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý.
Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người.
Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành,
Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão.

Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy.
Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác.
Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh.
Đó là vấn đề lựa chọn.”




Cuối cùng ngài nói:

“Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,
Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,
Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,
Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,
Hãy chú trọng Nhân cách vì nó hình thành Số mệnh,
Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh.


… và …

Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự thật.”

15 Comments:

Anonymous said...

Hãy có lòng nhân
Lời Chúa: Lc 6, 36-38

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Ðấng nhân từ. Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán, đừng kết án để khỏi bị kết án, hãy tha thứ thì sẽ được tha thứ, hãy cho thì sẽ được cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
Suy niệm:

Lòng nhân có chỗ đứng quan trọng trong Khổng giáo.
Sách Luận Ngữ coi lòng nhân là nét đặc trưng của con người.
Phật giáo cũng đề cao tinh thần từ bi hỷ xả.
Lấy ân báo oán, oán sẽ tiêu tan.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu mời các môn đệ
“Hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ” (c. 36).
Như thế nhân từ là nét đặc biệt nơi Thiên Chúa.
Nhân từ nằm ở nơi khuôn mặt và ngay nơi trái tim của Ngài.
Như tín đồ của các tôn giáo khác, Kitô hữu phải sống lòng nhân.
Nhưng hơn nữa, ở đây, Đức Giêsu mời gọi chúng ta
bắt chước lòng nhân từ của chính Thiên Chúa,
một lòng nhân từ không bị giới hạn bởi bất cứ ngăn cách nào.
Lòng nhân được diễn tả bằng bốn mệnh lệnh của Đức Giêsu,
hai mệnh lệnh tiêu cực và hai mệnh lệnh tích cực.
Các mệnh lệnh này đều ngắn gọn và nhịp nhàng.
Phần sau của mỗi mệnh lệnh đều ở thể thụ động,
nhằm nói lên hành động của Thiên Chúa.
“Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán, đừng kết án để khỏi bị kết án,
hãy tha thứ thì sẽ được tha thứ, hãy cho thì sẽ được cho lại.”
Xét đoán ở đây không có ý nói đến hành động xét xử của vị quan tòa.
Nó chỉ muốn nói đến khuynh hướng hay phê bình, chỉ trích người khác.
Cần để ý đến tam giác giữa Thiên Chúa, tha nhân và chúng ta.
Thái độ của ta đối với tha nhân thế nào,
ta sẽ bị Thiên Chúa đối xử lại như vậy.
Nói cách khác, ta muốn được Thiên Chúa đối xử với mình ra sao,
ta hãy đối xử với tha nhân như vậy.
Càng cho nhiều và tha thứ nhiều, càng bớt xét đoán hay kết án,
ta càng được hưởng lòng nhân từ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa đong lại cho chúng ta bằng đấu của chúng ta,
không phải vì Ngài thiếu quảng đại hay rộng lượng.
Nhưng vì giống như người đi múc nước bằng một chiếc thùng nhỏ,
người ấy sẽ chỉ lấy được ít nước thôi.
Thiên Chúa muốn ban cho ta nhiều hết sức,
nhưng điều đó còn tùy vào sức chứa của ta.
Có khi chính ta lại tự giới hạn khả năng đón nhận của mình.
Mùa Chay là thời gian để ta sống lòng nhân của Thiên Chúa.
Hãy thay đổi cái đấu ta thường dùng để đong cho người khác,
chúng ta sẽ thấy mình giàu có hơn xưa.
Cầu nguyện:

Lạy Chúa,
xin cho con quả tim của Chúa.

Xin cho con đừng khép lại trên chính mình,
nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.

Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen,
mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.

Xin cho con đừng quá vui khi thành công,
cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin cho quả tim con đủ lớn
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở
để có thể ôm cả những người thù ghét con.

Anonymous said...

Điều này làm mình nhớ đến những lời cuối cùng của Đức Phật trước khi Đức Thế Tôn nhập diệt...
Có 1 người đến hỏi Ngài rằng bây giờ có quá nhiều người nói là đã tìm ra chân lý, vậy đâu mới là con đường đúng, đâu mới là chân lý, là đúng đắn???

Đức Phật nói, mình chỉ nhớ đại ý : Không quan trọng là đấy là ai nói, không quan trọng đấy là tôn giáo nào, chỉ cần trong đó có bát chánh đạo thì đó sẽ là con đường giải thoát, là đúng đắn...

Anonymous said...

- Tôi tin rằng mục đích của mọi truyền thống tôn giáo lớn không phải là xây dựng những đền thờ lớn bên ngoài, nhưng là tạo dựng những đền thờ của lòng tốt và lòng thương xót bên trong, bên trong trái tim mổi chúng ta.
- Chúng ta càng thấu hiểu, càng sâu sắc thì càng có ý thức về giá trị và sự hiện hữu của các truyền thống tôn giáo khác thì sự tôn kính mà chúng ta có đối với các truyền thống tôn giáo ấy càng sâu xa.

Anonymous said...

http://youtu.be/6lK8hKOpZvc

Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết, người được coi là thủ lĩnh các dân thì lấy quyền mà thống trị dân, những người làm lớn thì dùng uy mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em, và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,25-28)

Anonymous said...

Nói tới nói lui thì vẫn chỉ là loài người luẩn quẩn với nào là lý luận, triết lý thì cũng chỉ là của loài người.

Cho đến khi nào có một sự sống tương đương để mà soi rọi thì mới sáng tỏ hơn.

Giống như vật lý, có nội lực. Nội bản thân loài người không thể giải quyết triệt để vấn đề.

Và theo quy luật hiện giờ thì ta cũng nhận thấy không khi nào hết vấn đề :)

LÊ NGỌC ANH THƯ said...

Đúng vậy, con người tự xây cho mình những bức tường vô hình mà mãi mãi cuộc đời khó mà thoát ra đc! Pháp chỉ có 1, không sinh ko diệt, chỉ hiện ra những thân tướng khác nhau mà thôi. Và con người tự nhốt mình trong các thân tướng luôn thay đổi đó mà mãi mãi không thể nào có câu trả lời ngay trước mắt :)

hk said...

Khoảng cách xa nhất trong vũ trụ là khoảng cách giữa "lý tưởng" và "hiện thực". Cái "giáo" tốt nhất, là cái "giáo" giúp con người, loài ngoài rút ngắn khoảng cách đó cả trong "ý niệm" lẫn "hiện thực"!

LÊ NGỌC ANH THƯ said...

Chính xác. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, "đạo giáo" cũng chỉ là phương tiện, là con đường... còn quyết định chọn lựa hay không, có đi đến cùng hay không cũng phải kể đến cái duyên, đức tin và những gì do ta gieo trồng hôm nay và trên trái đất này...!

hk said...

Thật là đáng nễ!Cái ưu thích là cái "dùng chính nó để diệt nó", là "xoa trước khi đấm", và luôn nằm ở cánh tả. Con người này....!

LÊ NGỌC ANH THƯ said...

hí hí... không dám không dám :P thật ra cánh tả cũng chỉ là tương đối mà thôi .. bởi cánh tả phe nào chẳng phải đang là cánh hữu bên khác sao? Con ng này chỉ muốn nhìn đa chièu, nhìn khách quan vấn đề thui mừ ;))

xxx said...

The purpose of all the major religious traditions is not to construct big temples on the outside, but to create temples of goodness and compassion inside, in our hearts.

— Dōgen

LÊ NGỌC ANH THƯ said...

Le but de toutes les principales traditions religieuses n'est pas de construire de grands temples à l'extérieur, mais de créer des temples de bonté et de compassion à l'intérieur, dans nos cœurs.

-- -Maitre Dogen---

ghi luôn cho đủ ^_^

Thanh Long said...

To Choose

The Dafa (the Great Way) that saves the world was born in the East,
It is not the wicked Chinese Communist Party [that can save the world].
Why did the Lord Creator choose that land?
To use the flames burning the wicked Party to temper the Vajras.
Are Dafa disciples any different from the Christ?
People, do not choose the wrong direction,
Curry favor with the wicked regime, and you’ll be duped by demons.
Dafa has already spread to the West from China,
Only by learning the truth is there hope of salvation!

Li Hongzhi
May 3, 2012

(translation updated May 4, 2012)
http://www.theepochtimes.com/n2/opinion/choice-231471.html


Tuyển trạch

選擇

救世的大法出生在東方,
但不是中共邪黨。
創世主為何選擇那塊土壤?
因為用燃燒邪黨錘煉金剛。
大法徒與受難的覺者有甚麼兩樣?
人不要選錯了方向,
討好邪政會上魔鬼的當。
大法從中國已傳向西方,
了解真相才是得救的希望!

李洪志
二零一二年五月三日

Phiên âm:

Tuyển trạch

Cứu thế đích Đại Pháp xuất sinh tại Đông phương,
Đãn bất thị Trung Cộng tà đảng.
Sáng Thế Chủ vi hà tuyển trạch na khối thổ nhuỡng?
Nhân vi dụng nhiên thiêu tà đảng chuỳ luyện kim cương.
Đại Pháp đồ dữ thụ nạn đích Giác Giả hữu thậm ma lưỡng dạng?
Nhân bất yếu tuyển thác liễu phương hướng,
Thảo hảo tà chính hội thượng ma quỷ đích đương.
Đại Pháp tùng Trung Quốc dĩ truyền hướng Tây phương,
Liễu giải chân tướng tài thị đắc cứu đích hy vọng!

Lý Hồng Chí
Nhị linh nhất nhị niên ngũ nguyệt tam nhật

Diễn nghĩa:

Lựa chọn

Đại Pháp cứu rỗi thế giới được xuất sinh ở Đông phương,
Nhưng không phải tà đảng Trung Cộng [có khả năng cứu độ thế giới].
Sáng Thế Chủ vì sao lựa chọn miền đất ấy?
Vì lấy việc thiêu tà đảng để rèn luyện kim cương.
Đồ [đệ] Đại Pháp nào khác chi những Giác Giả đã từng chịu nạn?
Con người chớ chọn lựa sai phương hướng,
Thoả theo nhóm chính trị tà ác sẽ lọt vào thành ma quỷ.
Đại Pháp đã truyền từ Trung Quốc sang Tây Phương,
Liễu giải chân tướng thì mới có hy vọng được cứu!

Lý Hồng Chí
3 Tháng Năm, 2012

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch từ bản gốc tiếng Hán: http://big5.minghui.org/mh/articles/2012/5/3/256645.html.
Có tham khảo bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2012/5/5/133063.html.
Dịch ngày: 7-5-2012. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
Chia sẻ bài này cho bạn bè
Bản in từ: http://vn.minghui.org/news/26422-tuyen-trach.html
Copyright © 2010 Minh Huệ. All rights reserved.
http://vn.minghui.org/news/26422-tuyen-trach.html?print=1

Cường(gioemnoidau_vip@yahoo.com) said...

-Mình nghĩ Thiên Chúa Giáo là tốt nhất vì Thiên Chúa luôn trong sáng còn đạo phật thì lời nói có vẻ ám chỉ và u uẩn mặc dù mình tin rằng kinh phật cũng rất đáng để học làm người nhưng nó ít được dùng làm "vật chất".
-Những người theo đạo Thiên Chúa mình thấy đều ngoan và thành đạt, nhưng điều đó chỉ sảy ra khi họ học những điều tích cực trong kinh thánh chứ theo không thì chẳng có kết quả gì.
-Mình có một thắc mắc về mối liên hệ giữa đạo phật bên Trung Quốc và những hành vi của người Trung Quốc bạn nào khám phá ra chia sẻ nhé.

Anonymous said...

tôn giáo nào tốt nhất!? không biết "tốt nhất" ở đây so sánh theo tiêu chuẩn nào,hay ý của người hỏi là tốt tất cả về mọi mặt(vật chất và tinh thần), tôi rất thích câu trả lời "không có tôn giáo nào cao trọng hơn sự thật" của Ngài Lạc Ma ở trên. Và sự thật là niềm tin đối với tôn giáo (những thứ hoang đường, vớ vẫn)tỉ lệ nghịch với sự tiến bộ của KHOA HỌC.

Post a Comment

Bạn có ý kiến về vấn đề này như thế nào?
(What do you think about it?/ Qu'en pensez-vous?)

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog mình (✿ ♥‿♥)(♥‿♥ ✿)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More