Vị
vua nọ đã treo giải thưởng khá lớn cho ai vẽ được một bức tranh hoàn hảo về sự
bình yên. Rất nhiều hoạ sĩ tham gia. Nhà vua xem xét kĩ lưỡng tất cả những bức
tranh và cuối cùng chọn ra hai bức xuất sắc nhất.
Nhưng
vì giải thưởng chỉ có một nên ông buộc phải lựa chọn.
Bức
tranh thứ nhất vẽ cảnh yên bình của một cái hồ. Mặt hồ là tấm gương sáng in
bóng những dãy núi cao xung quanh. Phía trên là bầu trời xanh phủ đầy mây trắng
trôi lững lờ. Tất cả mọi người đều nghĩ đó là khung cảnh yên bình nhất mà người
hoạ sĩ có thể vẽ nên bằng cây cọ của mình.
Bức
tranh còn lại cũng là phong cảnh của những dãy núi. Tuy nhiên, những dãy núi này
lởm chởm và trần trụi dưới bầu trời đang nổi giận trút cơn mưa lớn cùng những
ánh chớp ngang trời. Trên những ngọn núi là một dòng thác dữ dội đang ầm ầm đổ
xuống. Một bức tranh không có chút gì yên ả cả.
Nhưng
khi nhìn kĩ bức tranh, nhà vua thấy phía sau dòng thác hung tợn kia một cái tổ
chim nhỏ giữa khe núi đá. Trong tổ, chim mẹ đang ra sức bảo vệ những đứa con. Một
hình ảnh thật xúc động.
Cuối
cùng nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai bởi: “Bình
yên không có nghĩa là ở một nơi không có tiếng ồn, không có xung đột, không có
đau khổ. Bình yên nghĩa là giữa tất cả những khó khăn, vất vả đó, trong sâu thẳm
trái tim vẫn cảm thấy an bình. Đó mới thật sự là ý nghĩa của bình yên”
(Nguồn: Ongsotdieu)
Và sóng gió lớn nhất không phải là sóng gió bên ngoài
mà là bên trong nội tâm. Tâm bất an thì dù bên ngoài có yên ổn cũng vẫn chao đảo.
Tâm bình an thì dẫu sóng gió bên ngoài có đập vỗ tứ bề cũng vẫn tự tại.
Lửa luyện vàng, gian nan luyện đức, bất lực luyện bản
lãnh của niềm tin. Dòng đời còn trôi chảy là còn những đợt sóng.
Ai biết đi
trên sóng gió sẽ là người khôn ngoan và bình an
0 Comments:
Post a Comment
Bạn có ý kiến về vấn đề này như thế nào?
(What do you think about it?/ Qu'en pensez-vous?)