Ngủ 2 tiếng 1 ngày? Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng đây là phương pháp được Leonardo Da Vinci áp dụng từ 700 năm trước. Khoa học cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về giấc ngủ này, đó là giấc ngủ polyphasic-sleep. Nếu bạn luôn ước ao ngày có 40 tiếng, 10 tiếng để ngủ, 15 tiếng để ăn uống, giải trí và 15 tiếng để làm việc thì bạn nên đọc cái này.
Danh họa thiên tài Leonardo Da Vinci đã có phương pháp ngủ này từ 700 năm trước, dường như danh họa đã biết được trước những chìa khóa tiến hóa mở ra những bí mật của cơ thể và não bộ con người. Một trong những bí quyết của Leonardo da Vinci ẩn giấu trong chế độ ngủ đặc biệt: cứ 4 giờ ông lại chợp mắt 15 phút và bằng cách này thu gọn lại tổng thời gian ngủ trong một ngày đêm từ 8 giờ xuống còn 1,5 giờ. Nhờ thế, danh họa đã “tiết kiệm” được 75% thời lượng dành cho giấc ngủ và trong thực tế đã kéo dài được thời gian sống tỉnh táo của mình từ 70 năm lên 100 năm.
Phương pháp ngủ polyphasic-sleep
Trước hết chúng ta hãy để ý giấc ngủ hàng ngày của mình, thường thì ta ngủ liên tục khoảng 4, hoặc 6, 8 tiếng liên tục gì đó, còn lại thì là thức. Loại này gọi là monophasic sleep.Loại thứ 2, là ngoài ngủ tầm 8 tiếng buổi tối ra chúng ta còn ngủ khoảng 1-2 tiếng buổi trưa, loại này gọi là biphasic sleep
Hầu hết mọi người đều ngủ theo 1 trong 2 kiểu này, thời gian ngủ sẽ tầm 6-10 tiếng.
Nhưng có những người chỉ ngủ 2 tiếng 1 ngày mà vẫn rất khỏe mạnh, thậm chí tràn đầy năng lượng, vậy họ làm thế nào???
Kiểu ngủ đặc biệt này được gọi là polyphasic sleep ( hay còn gọi là lịch ngủ Uberman) . Cái tên polyphasic sleep thì được đưa ra bởi một nhà tâm lý học có tên là J.S. Szymanski vào đầu thế kỉ 20 nhưng nguồn gốc của nó thì đã có từ lâu, khai sinh ra nó chính là Leonardo da Vinci.
Giờ hãy nhìn polyphasic-sleep dưới góc độ khoa học:
Nói về cấu trúc 1 giấc ngủ, chúng ta có 4 giai đoạn lớn trong 1 giấc ngủ, bao gồm: Light Sleep(ngủ nhẹ), Deep Sleep(ngủ sâu), REM(Rapid Eye Movement - mắt di chuyển nhanh), Wake .Bằng phương pháp nghiên cứu biểu đồ dạng sóng và dạng cột, Tim Ferris đã tổng hợp và chứng minh rằng Light Sleep chiếm 51% giấc ngủ, trạng thái REM chiếm 41%, Deep Sleep chiếm 7% và Wake chỉ chiếm 1%.
Bạn có thể thấy qua máy đo điện não đồ, ở giai đoạn này sóng não hoạt động mạnh.
Sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu người ta không biết được rằng, trạng thái Light Sleep là trạng thái vô nghĩa nhất của giấc ngủ. Tuy vậy, nó lại chiếm đến hơn 1/2 thời gian ngủ. Và người ta càng ngủ nhiều, thời gian Light Sleep càng tăng, rất phí phạm.
Tiếp đến là trạng thái Deep Sleep, khi con người ngủ sâu, không mơ, không ác mộng, không gì hết, giai đoạn này chiếm % nhỏ nhưng quan trọng trong việc nghỉ ngơi, hồi phục thể lực và cơ bắp. Giai đoạn Wake cũng có tính chất tương tự.
Tuy nhiên, thứ quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm đến ở đây là giai đoạn REM(Rapid Eye Movement). Vì sao? Vì nó chính là giai đoạn chúng ta mơ. Ở giai đoạn này, mắt chúng ta di chuyển cực kỳ nhanh(như tên đã ghi ở trên). Và trong giai đoạn này, não bộ chúng ta sẽ sàng lọc các dữ liệu, ký ức mà chúng ta tiếp thu vào ban ngày. Việc sàng lọc này giúp não bộ loại bỏ những thông tin thừa, vô ích, sắp xếp các dữ liệu quan trọng 1 cách hợp lý, đồng thời “refresh” cho bộ não. Chính điều này giúp cho chúng ta tỉnh táo và sáng suốt hơn khi thức dậy. Nhiệm vụ của chúng ta là tăng % của giai đoạn REM này lên.
Phân loại giấc ngủ:
Các nhà khoa học đã phân loại giấc ngủ của chúng ta ra làm 3 loại:
- Monophasic Sleep (ngủ 1 pha), đây là điều chúng ta hay làm nhất, ngủ 1 giấc dài từ 7-10h đồng hồ mỗi đêm. Phương pháp này là kém hiệu quả nhất.
- Biphasic Sleep (ngủ 2 pha), đây đơn giản chỉ là thêm 1 giấc ngủ nhỏ vào buổi trưa, đồng thời giảm thời gian ngủ đêm. Phương pháp này hiệu quả hơn hẳn phương pháp đầu tiên, ai cũng rõ
- Cuối cùng, Polyphasic Sleep (ngủ đa pha), con át chủ bài của chúng ta. Thứ tuyệt vời nhất trong bài viết này mà bạn cần phải biết.
Vậy Polyphasic Sleep là gì? Nó là định nghĩa được nhà tâm lý học J.S. Szymanski nói đến vào đầu thế kỷ 20, cụ thể là chia nhỏ giấc ngủ của chúng ta ra nhiều lần. Vài 1 trong những người là “vật thí nghiệm” nổi tiếng nhất là Curtis Dustin, bạn có thể Google ra trang web của người này.
Vậy lợi ích của polyphasic sleep đem lại là gì:
- Không cần phải nói cũng biết lợi ích thế nào, ngủ 2 tiếng 1 ngày tức là mỗi ngày bạn sẽ có thêm 6 tiếng để làm những việc mình thích, một ngày của bạn sẽ dài gấp rưỡi, thời gian hoàn thành công việc giảm gần gấp đôi (so với 8 tiếng làm việc của ng` bình thường), cực kỳ quý giá với học sinh chúng ta. Và tất nhiên, sự tiến bộ vượt bậc của bạn trong học tập sẽ được ghi nhận.- Nghe thì có vẻ hơi ngược, nhưng theo ghi nhận thì sức khỏe sẽ tốt lên đáng kể, ko ốm vặt bao giờ.
- Khi thành thói quen sẽ hoàn toàn kiểm soát được giờ giấc của mình, cứ đúng giờ là tự cơ thể buồn ngủ, và chỉ ngủ đúng 20 phút
- Cũng theo các ghi nhận thì khả năng làm việc sẽ tăng rất cao, gần như ko biết mệt.
Nhưng, cái gì cũng có hai mặt. Vậy nhược điểm là gì?
- Bạn phải luôn ngủ đúng giờ, chỉ cần ngủ sai giờ 1 lần thôi là bạn biết nhau ngay. Ví dụ đang trong cuộc họp ở công ty, mà đến giờ ngủ thì cứ gọi là khổ sở.- Mất cảm giác ngày tháng, vì hầu như là thức.
- Cô đơn, vì sao ư? Vì trong khi mọi người đang ngủ thì bạn lại thức
Cuối cùng, đến phần hướng dẫn phương pháp:
Polyphasic Sleep cũng có phân loại ra như Everyman, Siesta, Dymaxion và Uberman. Bản thân Everyman cũng phân biệt ra 2,3,4 naps(giấc ngủ nhỏ).Nói về Everyman 2 naps, thể hiện minh họa là
Cụ thể, khi bạn ngủ toàn bộ 5,2 tiếng đồng hồ thì bao gồm 1 giấc 4,5 tiếng đồng hồ và 2 giấc nhỏ chiếm 20 phút.
Với Everyman 3 naps, bạn ngủ 4 tiếng đồng hồ với 1 giấc 3 tiếng và 3 giấc 20 phút.
Với Everyman 4 naps, bạn ngủ 3 tiếng đồng hồ với 1 giấc 1 tiếng 30 phút và 4 giấc 20 phút.
Tiếp đến là 2 vũ khí tối thượng: Dymaxion và Uberman
Với Dymaxion
Bạn sẽ ngủ 2 tiếng đồng hồ, tức là 30 phút sau mỗi 6 tiếng đồng hồ.
Với Uberman
Bạn sẽ ngủ 2 tiếng đồng hồ, tức là 20 phút sau mỗi 4 tiếng đồng hồ.
Với tôi, tôi chọn Dymaxion, như vậy sẽ phải làm gì?
- Trước tiên, phải có lịch ngủ trước. Ví dụ bạn chọn 12h trưa, 6h tối, 12h đêm và 6 giờ sáng là thời gian bắt đầu ngủ. Ok!
- Thứ hai, tất nhiên phải có đồng hồ báo thức.
- Thứ ba, tuyệt đối tuân thủ theo phương pháp này, chỉ cần bạn ngủ thêm, hoặc bạn bỏ giấc(như kế hoạch) thì bạn sẽ nếm thử ngay hậu quả. Cảm giác mệt mỏi sẽ hành hạ bạn trong 24h. Ngoài ra, bỏ giấc cũng khiến bạn thiếu năng lượng, phải ngủ thêm —> kế hoạch phá sản.
- Thứ tư, vượt qua những tuần đầu tiên. Với những người kinh nghiệm đi trước, họ nói rằng 2, thậm chí 3 tuần đầu cực kỳ mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng khi bắt được nhịp rồi bạn sẽ thấy thành quả tuyệt vời.
Bảng tổng hợp (nguồn wikipedia)
Name | Total sleeping time | Sleeping % | Method |
---|---|---|---|
Monophasic | 8.0 h | 33.3% | 8 hours major sleep episode. |
Segmented | 7.0 h | 29.2% | two 3.5 hour major sleep episodes. |
Biphasic (90-minute nap) | 6.5 h | 27.0% | 5 hours major sleep episode and one 90 minute nap. |
Biphasic (20-minute nap) | 6.3 h | 26.4% | 6 hours major sleep episode and one 20 minute power nap. |
Dual Core (with 1 nap) | 5.3 h | 22.2% | 3.5 hours major sleep episode, 1.5 hours major sleep episode and one 20 minute power nap. |
Dual Core (with 2 naps) | 4.6 h | 19.2% | 2.5 hours major sleep episode, 1.5 hours major sleep episode and two 20 minute power naps. |
Everyman (with 2 naps) | 5.2 h | 21.5% | 4.5 hours major sleep episode and two 20-minute power naps. |
Everyman (with 3 naps) | 4.0-4.5 h | 16.7-18.8% | 3-3.5 hours major sleep episode and three 20-minute power naps. |
Everyman (with 4 – 5 naps) | 2.8-3.2 h | 11.8-13.2% | 1.5 hours major sleep episode and four to five twenty-minute power naps. |
Dymaxion | 2.0 h | 8.33% | Four 30-minute naps (every 6 hours). |
Uberman (from German ‘Übermensch‘) | 2.0 h | 8.33% | Six 20-minute naps (every 4 hours). |
Hình sau đây minh họa cho các loại hình giấc ngủ: (lấy từ website của super here Dustin Curtishttp://www.dustincurtis.com/sleep.html)
1 Comments:
Bài viết hữu ích quá ! Mỗi ngày phải ráng tấp luyện cái này mới dc ! cám ơn tác giả
Post a Comment
Bạn có ý kiến về vấn đề này như thế nào?
(What do you think about it?/ Qu'en pensez-vous?)