Monday, September 9, 2013

NHỊP SINH HỌC CỦA VŨ TRỤ VÀ CON NGƯỜI

   I. NHỊP SINH HỌC TRONG SINH LÝ

Theo Dịch lý, Âm - Dương có nhịp sinh học của Âm - Dương, là thành, thịnh, suy, huỷ.
Trong Tứ tượng, đối với Dương, giai đoạn thành là Thiếu Dương, giai đoạn thịnh là Thái Dương, giai đoạn suy là Thiếu Âm, giai đoạn huỷ là Thái Âm. Còn đối với Âm, giai đoạn thành là Thiếu Âm, giai đoạn thịnh là Thái Âm, giai đoạn suy là Thiếu Dương, giai đoạn huỷ là Thái Dương.
Đó là cái lý Âm - Dương hay thịnh suy đắp đổi trong quy luật Đại hoá lưu hành hay ''vật cực tắc phản" của Dịch.
Trong bảng Trùng quái nạp Địa - Chi, trên toàn bộ 12 cung, thì Dương và Âm, mỗi Nghi có một nhịp sinh học sinh, thành, bại, tuyệt.
                        Nhịp sinh học của Âm Dương
* Đối với Âm:
a) Quẻ Cấu, Độn, Bỹ trong cung Ngọ, Mùi, Thân là sinh.
b) Quẻ Quán, Bác, Khôn trong cung Dậu, Tuất, Hợi là thành.
c) Quẻ Phục, Lâm, Thái trong cung Tý, Sửu, Dần là bại.
d) Quẻ Đại Tráng, Quải, liền trong cung Mão, Thìn Tỵ là tuyệt.
* Đối với Dương
a) Quẻ Phục, Lâm, Thái nằm trong các cung Tý, Sửu, Dần là sinh.
b) Quẻ Đại Tráng, Quải, Kiền nằm trong các cung Mão, Thìn, Tỵ  là thành.
c) Quẻ Cấu, Độn, Bĩ nằm trong các cung Ngọ, Mùi, Thân là bại.
d) Quẻ Quán, Bác, Khôn nằm trong các cung Dậu, Tuất, Hợi là tuyệt.
Còn trên địa bàn 6 cung một thì Dương và Âm cũng có nhịp sinh học ấu, Tráng, Lão.
* Đối với Dương:
a) Quẻ Phục, Lâm, Thái nằm trong cung Tý, Sửu là ấu là Sinh.
b) Quẻ Thái, Đại Tráng nằm trong cung Dần, Mão là Tráng.
c) Quẻ Quải, Kiền nằm trong cung Thìn, Tỵ là Lão.
Quẻ Thái trong vòng nhịp biến hoá Sinh thành, Bại, Tuyệt Âu, Tráng, Lão của Âm - Dương.
Dương: Ấu ở Tý - Sửu; Tráng ở Dần - Mão, Lão ở Thìn - Ty.
Âm: Ấu  Ngọ - Mùi, Tráng  Thân - Dậu; Lão   Tuất - Hợi…
* Đối với Âm:
a) Quẻ Cấu, Độn nằm trong cung Ngọ, Mùi là Ấu.
b) Quẻ Bĩ, Quán nằm trong cung Dậu, Tuất là Tráng.
c) Quẻ Bác, Khôn nằm trong cung Tuất, Hợi là Lão. Mỗi quẻ trong Trùng quái cũng có nhịp sinh học thành, thịnh, suy.
Ví dụ quẻ Thái dưới đây: Thịnh, suy thành

Hai hào dưới cùng (nội cung) là Thành.
Hai hào giữa (trung cung) là Thịnh.
Hai hào trên (ngoại cung) là Suy.
Ngũ hành có nhịp sinh học theo giờ trong ngày: giờ Mão thuộc Mộc, giờ Ngọ thuộc Hoả, giờ Dậu thuộc Kim, giờ Tý thuộc Thuỷ, còn giờ Thìn, Tuất, Sửu Mùa thuộc Thổ.

II. NHỊP SINH HỌC TRONG VŨ TRỤ
Trong một năm có nhịp sinh học của bốn mùa.
Nước thuỷ triều có nhịp sinh học sáng, chiều lên xuống.
Cây cỏ có nhịp sinh học, ngày đêm hấp thụ hay đào thải oxygen và CO2 để tổng hợp chất diệp lục.
Hoa nở, quả chín theo mùa.
Loài muông thú động hớn sinh, nở theo mùa.
                       
                                III. NHỊP SINH HỌC TRONG VŨ TRỤ
a) Quan niệm của Đông y
Mười hai kinh thuộc 6 hành có nhịp sinh học vận chuyển theo giờ trong ngày:
Phế vào giờ Dần, Đại tràng vào giờ Mão. Vị vào giờ Thìn.  ở giờ Tỵ. Tâm ở giờ Ngọ,Tiểu tràng vào giờ Mùi. Bàng Quang vào giờ Thân, Thận vào giờ Dậu, Tâm bào vào giờ Tuất, Tam tiêu vào giờ Hợi, Đởm vào giờ . Can vào giờ Sửu.
Do đó có những bệnh xuất hiện theo mùa: hen, suyễn hay lên cơn vào mùa Thu – Đông, bệnh dịch xảy ra vào mùa Hạ, nhức răng xuất hiện về đêm.
b) Quan niệm của Tây y
Về phương diện y học hiện đại, môi trường ảnh hưởng sâu đậm tới sức khoẻ và bệnh lý. Môi trường nuôi dưỡng con người, và cũng huỷ hoại con người, và có nhiều bệnh nguyên nhân gốc từ môi trường, nhất là với đà phát triển của kỹ nghệ và vũ khí hạt nhân, nhưng môi trường có nhịp sinh học của môi trường, nên gần đây đã phát triển một số môn y học liên hệ tới nhịp sinh học.
1. Thời sinh học (Chronobiologie)
Thời sinh học quan niệm những hiện tượng sinh hoá, sinh vật, vật lý trong cơ thể biển chuyển theo nhịp sinh học. Nói một cách khác, sự hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian.
Ở mỗi cá nhân có nhịp sinh học của mình. Giáo sư Alain Reiling ở Paris đã nghiên cứu vấn đề này từ 35 năm nay, và những Hội nghị Quốc tế  cũng đã thảo luận nhiều lần về nhịp sinh học.
Một thí dụ cụ thể nhất về thời sinh học là thân nhiệt. Về buổi chiều, thân nhiệt thường tăng 0,1 - 0,5% mà không phải là dấu hiệu bệnh lý.
Nhịp tim, huyết áp, tốc độ máu lưu thông cũng tăng về buổi chiều (15 giờ).
Lympho bào, chủ miễn dịch học, cấu tạo immuno globulin theo mùa, do đó cơ thể bị nhiễm trùng vào mùa Đông. Và ngay trong 24 tiếng, hoạt tính của bạch cầu cũng không đều.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ chứng minh hoạt tính của buồng trứng và nội mạc tử cung có nhịp sinh học hàng tháng (thường theo chu kỳ 28 ngày).
Nồng độ Testosteron ở phái nam lên cao nhất trong ngày vào 3 - 4 giờ sáng. Phải chăng vì thế mà râu mọc nhanh về đêm và tang tảng sáng là lúc sự đòi hỏi sinh lý thường trỗi dậy. Khả năng tập trung tư tưởng trong ngày cao nhất vào buổi sáng lúc Mặt trời mọc, và giảm vào lúc 1 - 2 giờ chiều.
2. Thời bệnh lý học
Có nhiều bệnh xuất hiện và diễn tiến như trên đã nói theo mùa như bệnh loét tá tràng thưởng tái phát vào những tháng đổi mùa, bệnh thấp khớp thường nặng vào mùa mưa khí hậu ẩm thấp.
Cơn rối loạn tâm thần thường tăng nặng vào tuần trăng tròn.
Một số bệnh diễn tiến theo chu kỳ như bệnh sốt xuất huyết ở miền Nam Việt Nam cứ 4 năm trở lại một lần.
3. Thời dược lý học
Dược chất cũng có nhịp động lực theo giờ trong ngày.
Ngành thuốc Nam nhấn mạnh vào việc lấy thảo mộc theo giờ thích hợp, Đông y cũng cho uống thuốc theo giờ.
- Thuốc Theophylin, điều trị suyễn, nên cho uống thuốc vào buổi tối.
- Corticoid, nên uống vào buổi sáng, nếu uống vào buổi chiều còn có hại.
- Aspirin, nên uống vào buổi chiều, uống vào buổi sáng làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Một số thuốc chống ung thư như Anti H2 nên cho uống vào buổi tối.
4. Thời liệu pháp trong phẫu thuật
Phẫu thuật làm đảo lộn không ít thì nhiều cấu trúc, và cơ năng của cơ thể, mà cơ thể lại có nhịp sinh học riêng biệt, nếu mổ vào ban đêm có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao hơn ban ngày; một phần vì ban đêm thường là mổ khẩn, trong lúc các Bác sĩ đã mệt mỏi, nhưng một phần vì cơ thể của bệnh nhân có sức chịu đựng kém.
Thuốc tê để nhổ răng, có tác động mạnh vào 3 giờ chiều nên nhổ răng vào giờ này sẽ có cảm giác ít đau hơn.
Suy luận rộng ra quan niệm giờ cát, hung là dựa theo nhịp sinh học của Vũ trụ đối chiếu với người, hay với sự việc cụ thể nào đó. Sinh vào giờ gọi là cát hay hung vì vào thời gian này, Âm -Dương, Ngũ hành phù hợp với Âm - Dương, Ngũ hành của trẻ sơ sinh. Đơn giản và thực tế gọi là giờ dễ nuôi và giờ khó nuôi.
Từ dễ nuôi hay khó nuôi là từ hoàn toàn Việt cũng như từ bánh chưng và bánh dày, trời tròn, đất vuông, phải chăng, từ thời Hùng Vương, người Việt đã có khái niệm Âm - Dương?...
III. NHỊP SINH HỌC TRONG KHÍ CÔNG
Khí công nương theo nhịp sinh học của Vũ trụ và cơ thể qua giờ tập và hướng ngồi luyện trong ngày.
A. TẬP THEO GIỜ TÝ - NGỌ - MÃO - DẬU
Tập khí công ngày bốn lần vào giờ Mão, Ngọ, Dậu, Tý mang nhiều ý nghĩa.
                        Về phương diện Âm – Dương:
Tập theo nhịp sinh học, thành, bại, tuyệt của Âm và Dương trong ngày, hay nhịp sinh học Ấu, Tráng, Lão của Dương lúc ban ngày và của Âm lúc ban đêm.
Tập theo vận hành của Ngũ hành, vì giờ Mão thuộc Mộc, giờ Ngọ thuộc Hoả, Giờ Dậu thuộc Kim, giờ Tý thuộc Thuỷ, để phát triển Mộc khí, Hoả khí, Kim khí và Thuỷ Khí.
Như vậy, cũng là phát triển Khí của phủ tạng vì Can thuộc Mộc, Tâm thuộc Hoả, Phế thuộc Kim và Thận thuộc Thuỷ.
- Tập theo vòng tương sinh của Ngũ hành, vì Mộc sinh Hoả và Kim sinh Thuỷ. Do đó, nếu không tập được vào 4 giờ Mão, Ngọ, Dậu, Tý trong ngày, thì nên tập vào giờ Mão thuộc Mộc và Mộc sinh Hoả; vào giờ Dậu thuộc Kim sẽ sinh Thuỷ, tức là tập vào giờ mẹ của Hoả và giờ mẹ của Thuỷ.
Về phương diện môi sinh:
- Tập nương theo quy trình thay đổi nồng độ oxy-gen và CO2 trong khí quyển và nhịp sinh học của cây cỏ: ban ngày cây đào thải oxygen, thu hút CO2 để tổng hợp diệp lục, ban đêm ngược lại, cây thu hút oxygen và đào thải C02.
- Tập theo nhịp thay đổi thời tiết nóng, lạnh trong ngày: sáng mát, trưa nắng, chiều oi ả, đêm khuya lạnh.
Kết quả là cơ thể tập thích nghi với sự biến động của môi trường và sẽ tạo ra những phản xạ có điều kiện để tự điều động, điều chỉnh những rối loạn sinh lý do môi trường sinh ra.

Các đại huyệt trên Nhâm đốc mạch phối hợp với Trùng quái – Luyện tinh khí (Nadi)
B. NGỒI THEO ĐÔNG TÂY NAM BẮC
Tập vào giờ Mão sẽ hướng về phương Đông, giờ Ngọ về phương Nam, giờ Dậu về phương Tây, giờ Tý về phương Bắc là ngồi theo vị trí của Bát quái trong  đồ, Lạc Thư.
Quẻ Ly trong Hà đồ, hay quẻ Chấn trong Lạc thư đóng ở phương Đông thuộc Mộc. QuẻKhảm của Hà đồ hay quẻ Đoài của Lạc thư đóng ở phương Tây thuộc Kim. Quẻ Kiền trong Hà đồhay quẻ Ly trong Lạc thư đóng ở phương Nam thuộc Hoả. Quẻ Khôn trong Hà đồ hay quẻ Khảmtrong Lạc thư đóng ở phương Bắc thuộc Thuỷ.
Ngồi theo phương hướng vô hình trung là ngồi theo Bát quái tức tác động vào nguồn gốc của Phủ Tạng và Kinh mạch.
“NGÀY NGUY HIỂM”
Trạng thái tâm , tinh thần có yếu tố Vũ trụ[1].
Gần đây nhất, trong một số tạp chí, sách báo khoa học nước ngoài có giới thiệu thuyết những ngày “nguy hiểm” được rút ra từ nhịp sinh học. Các tác giả của thuyết này cho là từ lúc sinh ra, trong cơ thể con người thường xuyên có 3 chu kỳ khác nhau, biến đổi độc lập với nhau: Chu kỳ thể lực (23 ngày), chu kỳ tình cảm (28 ngày) và chu kỳ trí tuệ (33 ngày).
Trong mỗi chu kỳ, nửa đầu được xem + là thuận lợi và tốt đẹp gọi là phần Dương (+); nửa chu kỳ sau là phần Âm (-) xem như kém phần tốt đẹp.
Trong nửa đầu của chu kỳ thể lực (ứng với 11 ngày rưỡi đầu) sẽ có sức khoẻ tốt, phản xạ của cơ thể nhanh nhạy; có khả năng thực hiện tốt những hoạt động về thể lực, thi đấu thể thao để đạt thành tích cao...
Trong nửa đầu của chu kỳ tình cảm (28 ngày) tính cách con người thiên về sảng khoái, lạc quan yêu đời; có những hưng phấn về tình cảm; sau đó giảm dần về cuối kỳ, và tính tình dễ mất ổn định, có thể xuất hiện tâm lý bi chán. Chu kỳ 28 ngày cũng trùng với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Trong 16 ngày rưỡi đầu của chu kỳ trí tuệ (33 ngày) con người thường minh mẫn, sáng suốt, có khả năng xem xét, phán định và giải quyết tốt những công việc về trí tuệ rất sáng tạo; sau đó giảm dần về phía cuối chu kỳ Âm. Điều đáng lưu ý nhất ở đây là ''Ngày số không'' - ngày xấu, nguy hiểm. ''Ngày số không'' là ngày chuyển tiếp giữa hai nửa chu kỳ từ Dương sang Âm. Ngày số không còn gọi là ngày tới hạn. Trong ngày tới hạn của chu kỳ thể lực, con người thường hay gặp ''rủi ro”, tai nạn bất trắc. Nếu ở chu kỳ tình cảm thì thường xảy ra những trục trặc về tính tình, khó tính, cau có, vợ chồng dễ ''sinh sự”.. Nếu ở chu kỳ trí tuệ - thường dễ có những quyết định thiếu sáng suốt hay sai lầm.
Ngoài ra, trung bình cứ 6 ngày một lần trong các chu kỳ trên lại có một ''ngày số không”, 2 tháng một lần có một ngày ''số không kép”, và mỗi năm có một lần tất cả các chu kỳ đều đồng thời cùng gặp nhau ở “ngày số không” nghĩa là ''ngày số không ba lần”, đó sẽ là ngày xấu nhất cần phòng giữ. Vậy có mối liên hệ nào đây với ''năm xung tháng hạn'' mà ta đã gặp trong tiềm thức của phương Đông.
Sau 58 năm 66 ngày (hay 67 ngày tuỳ theo số năm nhuận trong thời gian này), các đường cong lại gặp nhau ở đúng điểm như lúc mới đẻ. Ở đây, xin các bạn lưu ý: phương Đông theo cách tính của Âm lịch, cứ 60 năm là một ''nguyên" và khi đó ''đầu Can"  ''đầu Chi" lại một lần gặp lại nhau (năm Giáp Tý). Và con số 58 năm 66 ngày và con số 60 năm (một nguyên của lịch Âm) liệu có mối tương đồng nào chăng? Và đến khi nào phương Tây sẽ chứng minh đầy đủ những yếu tố khoa học mà phương Đông đã quan sát, rút ra từ hàng ngàn năm trước đây về các quy luật tương tự này? Trước đó, mỗi ngày được coi như là sự kết hợp không lặp lại các pha của ba chu kỳ này. Có khi cả ba chu kỳ khớp nhau về pha, có những ngày khác thì đường cong của hai chu kỳ khớp nhau, còn nếu ba chu kỳ đều qua trục hoành tại một điểm “0” tốt còn xấu hơn rữa. Đó là những ngày ''hai lần'' hay ''ba lần'' số không  rất nguy hiểm(!).
''Sự hiểu biết các nhịp sinh học đã mở ra những tiến vọng đầy hứa hẹn trước nhân loại"[2].Người ta còn có thể tin hay không tin những thuyết trên là quyền của mỗi con người; nhưng ''nhìn thấy"trước hay đúng hơn là sự đoán (dự báo) trước - nghĩa là tự trang bị trước, chủ động phòng ngừa để điều đó không xảy ra là cần thiết và tốt đẹp. Mọi dự đoán bao giờ cũng chỉ là khả năng, không nhất thiết phải có phải xảy ra. Mọi phương pháp của dự đoán bao giờ cũng là tương đối, bởi lẽ con người và sự vật luôn bị tác động và chi phối bởi rất nhiều những mối liên hệ chồng chéo giữa nội môi của mọi chức năng trong cơ thể; giữa nội môi với ngoại môi thì vô cùng vô tận!
Ở một số nước, đã 'ưa phương pháp này vào trong đời sống xã hội nhằm hạn chế số tai nạn trong giao thông, vận chuyển và trong sản xuất, bước đầu có hiệu quả. Chẳng hạn ở nước Cộng hoà Grudia khi áp dụng trong thực tiễn, kết quả tai nạn trong giao thông vận tải giảm 1/4. Còn các hãng ô tô buýt ở Nhật bản đã giảm 50% - một kết quả thật không ngờ, tuy nhiên kết quả này còn do yếu tố tâm lý; các lái xe nói chung, khi được thông báo "ngày nguy hiểm”, tự họ sẽ thấy phải thận trọng với hành vi của mình trên đường công tác (vì số ngày nguy hiểm thường chiếm 20,6% trong tổng số ngày lao động của họ).
Tuy vậy, phương pháp dự báo này chưa phải đã hoàn toàn được thừa nhận.
Vừa qua đã xuất hiện ở Hà Nội như một loại dịch vụ ''mới'' được tính toán bằng thiết bị máy tính điện tử. Người muốn biết những ngày số không của mình chỉ cần cho biết ngày, tháng, năm sinh; các tham số này đã được qua máy tính, và chỉ trong giây lát có thể đưa cho bạn một biểu đồ những hình sìn trên đó thể hiện những ''ngày số không'' , ''ngày số không kép''... bạn có thể xem đó như một ''dự báo'' về những ngày rủi ro có thể xảy ra mà phòng tránh.
Bạn có thể tính toán, xác định những ngày số không. Cách tính như sau:
Lấy tổng số ngày kể từ ngày sinh tới ngày đầu tiên của tháng hiện tại rồi chia cho số lượng ngày của từng chu kỳ 23, 28, 33. Những số dư còn lại sau khi chia sẽ chỉ rõ con số đầu tiên của tháng hiện tại nằm vào ngày thứ mấy của chu kỳ. Điểm khởi đầu của chu kỳ được tính là ngày Dương đầu tiên).
Cũng có thể tự chiêm ngẫm ở mình để rút ra, xác lập lấy chu kỳ sinh học của chính mình. Nếu bạn lưu ý và thích thú, có thể theo dõi tìm ra quy luật tâm sinh lý của mình: cần vận dụng cả quy luật tuần trăng khi khảo sát về sinh lý hoạt động tình dục vào những thời kỳ khác nhau của tuần trăng mà người xưa đã khuyên, chắc chắn có nhiều điều bổ ích, lý thú.

* Tiên thiên bát quái


[1] Lời thẩm định của ông Tomen – nhà truyền bá thuyết “ngày số không” trên cơ sở nhịp sinh học.
[2] Sách nhịp điệu sống

0 Comments:

Post a Comment

Bạn có ý kiến về vấn đề này như thế nào?
(What do you think about it?/ Qu'en pensez-vous?)

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog mình (✿ ♥‿♥)(♥‿♥ ✿)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More