Thursday, May 22, 2014

TÌM HIỂU CHỮ VẠN



Bản thân chữ Vạn là chữ Thập biểu tượng của hai khí Âm Dương, mà cũng là biểu lý của không gian và thời gian gác chồng nhau tại trung tâm giao điểm tạo thành 4 cánh gọi là Tứ Tượng. 4 cánh là Thái Âm, Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm.
Trong Kinh Tận Độ, chú Trấn Quan Tài có câu:
“Nhứt điểm Càn-Khôn đại,
  Hoành trung nhật nguyệt trường,
  Phổ am thân đáo thử,
  Thần sát viễn tha phương.”
Nghĩa là có một điểm lớn ở chính giữa hai quẻ Càn và Khôn. Một ngang dài nối liền mặt trời, mặt trăng. Ta hãy đến ở nơi phổ am, thì hung thần ác sát đều xa lánh.
Chú này nói lên chữ thập. Một sổ nối liền Càn-Khôn, một ngang nối liền nhật nguyệt, tạo thành chữ thập, giữa chữ thập là điểm trung chính, Trung Chính Đạo Tiên gọi là chùa Phổ Am. Ta đến đó thì ma quỷ đều xa lánh.
Chữ thập tịnh là đứng yên, nhưng khi động là xoay chuyển, 4 cánh tạo ra 4 đoạn theo chiều quay, hình thành bốn phương, bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc.
Trên chữ Vạn, cổ nhân đặt mười con số ngũ hành tương sanh:




Bắt đầu Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy, cổ nhân gắn ngũ hành vào mười con số:
Mười con số được chia hai, năm con số sanh như:
1. Sanh Thủy
2. Sanh Hỏa.
3. Sanh Mộc.
4. Sanh Kim.
5. Sanh Thổ.
Năm con số sau gọi là số thành như:
6. Thành Thủy.
7. Thành Hỏa.
8. Thành Mộc.
9. Thành Kim.
10. Thành Thổ.
Trời 1 sanh Thủy, Đất 6 thành Thủy.
Đất 2 sanh Hỏa, Trời 7 thành Hỏa.
Trời 3 sanh Mộc, Đất 8 thành Mộc.
Đất 4 sanh Kim, Trời 9 thành Kim.
Trời 5 sanh Thổ, Đất 10 thành Thổ.
Trong số này, ta thấy Dương sanh có 3 số: 1, 3, 5, Âm sanh có 2 số: 2 và 4. Dương thành có hai số: 7 và 9, âm thành có 3 số: 6, 8 và 10.
Trên đây là chữ Vạn xoay thuận chiều, từ trái qua phải theo chiều kim đồng hồ. Chữ Vạn nầy tương ứng với Dịch là: Bản Hà Đồ, Bát Quái Tiên Thiên. Chữ Vạn nầy gọi là chữ Vạn ngũ hành tương sanh.
Dưới đây là chữ vạn nghịch khắc gọi là ngũ hành tương khắc.
Xem chữ Vạn khắc:


Ngũ hành nghịch khắc:
1. Thủy khắc Hỏa.
2. Hỏa khắc Kim.
3. Kim khắc Mộc.
4. Mộc khắc Thổ.
5. Thổ khắc Thủy.
Trong chữ Vạn này, ta thấy có hai hành đổi chỗ với nhau, hành Hỏa qua vị trí Kim, hành Kim qua vị trí Hỏa, Hỏa ở phương Nam giờ lại qua phương Tây, Kim ở Tây lại qua Phương Nam.
Tại sao hai hành lại đổi vị trí cho nhau? Có ba lý do:
1- Vì số 7 thành Hỏa và số 9 thành Kim là số Dương. Số 5 ở giữa cũng là Dương, số Dương cảm ứng với nhau đẩy 2 số âm ra ngoài là số 2 sanh Hỏa và số 4 sanh Kim. Số âm lọt ra vòng ngoài là Vòng Phụ.
2- Hành Hỏa ở Nam Phương phải qua Tây phương gần hành Thủy, thì Thủy mới khắc Hỏa được, chỗ nầy có tu Tâm Pháp mới hiểu rõ.
3- Hành Hỏa (2+7) đổi qua Tây Phương, Hành Kim (4+9) đổi qua Nam Phương thì mới ổn định được số Lạc-Thư 4 phương đều 15, tạo được sự công bình trong Trời Đất, luật ngũ hành có sanh, khắc, chế hóa là luật phổ quát của Trời Đất, không một vật hữu hình nào tránh khỏi luật ấy.
Ví dụ: Hành Thổ khắc hành Thủy, hành Thủy lại sanh hành Mộc để chế Thổ, hành Thổ liền sanh hành Kim để khắc hành Mộc, hành Mộc lại sanh hành Hỏa để chế Kim, hành Kim sanh hành Thủy để chế Hỏa, Hỏa lại sanh Thổ để khắc Thủy, nó tạo thành hình tam giác cân để  giữ sự quân bình của 5 thế lực ngũ hành, không có định luật này thì ngũ hành sẽ rối loạn, mất trật tự, vạn vật sẽ bị hỗn loạn, hủy diệt. Trong “Văn Minh Dịch Học”, tôi có lý giải luật ngũ hành rất rõ ràng, hãy tìm xem.
Trên đây, tôi trình bày sự cấu thành hai chữ Vạn cho dễ hiểu, chứ tựu trung chỉ có một chữ Vạn mà thôi. Đứng trong nhìn ra, thì chữ Vạn xoay qua bên phải, thuận sanh. Đứng ngoài nhìn vào thì chữ Vạn  xoay qua bên trái nghịch khắc. Phần đông người ta lầm tưởng là có hai chữ Vạn. Có người nói chữ Vạn thuận sanh là của Phật Giáo, còn chữ Vạn nghịch khắc  là chữ Vạn của Đạo Cao-Đài. Cũng có người nói chữ Vạn là do chữ Điền biến dạng.
Có câu “Phá điền Thiên tử xuất,
     Bất chiến tự nhiên thành”
Nghĩa là chữ Điền phá 4 góc thành chữ Vạn thì có con Trời (Thánh-nhân) ra đời.
Xem hình vẽ:
 Chữ Vạn theo “Tự Điễn Hán Việt” của tác giả Nguyễn Văn Khôn giải nghĩa là Muôn Đức tốt lành.

Theo sách Hán Việt của cụ Thiều Chiểu xuất bản năm 1942 giải: Chữ Vạn       theo kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà Phật nói: Khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra chữ Vạn, người sau mới biết chữ ấy, và họ giảng là: Muôn đức tốt lành đều hợp cả ở đây”. Nguyên tiếng Phạn là Srivatsalaksana (ri va sa la sa na), các Ngài La Thập, Huyền Trang dịch là Đức, Bồ Đề Lưu Chi dịch là Vạn
 Song, Vạn nguyên là hình tướng chứ không phải là chữ cho nên dịch là cát tường, hải vân tướng, mà chữ Vạn xoay về bên hữu là phải hơn, vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu là phải hơn, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, biết xoay về bên hữu mới là tướng Cát Tường, có chỗ xoay bề bên tả là lầm.
Nay dựa vào triết lý Đạo Dịch mà tìm hiểu chữ Vạn, chỉ có một chữ nhưng có hai mặt phải và trái. Đứng trong nhìn ra thì chữ Vạn xoay về bên phải, thuận chiều, đứng ngoài nhìn vào thì chữ Vạn xoay về bên trái, nghịch chiều, cũng như Thái-Cực có Âm Dương, Âm Dương chỉ có một khí, tịnh sanh Âm, động sanh Dương, “Âm Dương chỉ thị nhất khí”, Đạo Dịch dùng chữ Vạn thuận  để lý giải Hà Đồ Bát Quái Tiên Thiên.
Chữ Vạn nghịch để giảng Lạc-Thư, Bát Quái Hậu Thiên.
Đạo là Hư Vô Chi Khí, chất khí nguyên thủy biến hóa sanh ra Thái-Cực, Thái-Cực biến hóa ra Lưỡng Nghi, tức là khí âm quang và khí Dương quang, hai khí âm dương ấy biến sanh tứ tượng, tứ tượng biến sanh Bát Quái.
Bát Quái là lò sanh hóa ra Càn Khôn thế giới, vạn vật chúng sanh. Đạo là Hư Vô Chi Khí, là Vô Cực, mà Vô Cực nhi Thái Cực, tức là Vô Cực mà là Thái Cực.
Chúng ta có thể xem Đạo là khí Hư Vô, Vô Cực hay Thái Cực đều đồng một thể. Hữu vô là một, chính đó là nguồn cội của tất cả hữu hình và vô hình ở trong Trời Đất.
Đạo rất huyền bí cao siêu. Trước khi chưa có Trời Đất đã có Đạo. THẦY dạy: “Khí Hư Vô sanh một mình Thầy, ngôi Thầy là Thái-Cực”, câu này cho ta hiểu “có Đạo rồi mới có THẦY, có THẦY rồi mới có các con, có các con rồi mới có Thần, Thánh, Tiên, Phật”.
Đạo tuy dùng nhiều danh từ có khác nhau nào là Thiên Đế, Jehovah, Đức Chúa Trời, Đức Brahma, Phật Di-Đà, Ông Trời v.v… tựu trung chỉ có một đấng, ấy là nguồn cội của cả Càn-Khôn Vũ-trụ, vạn vật chúng sanh.
Cái nguồn cội ấy khi còn ở trong trạng thái tĩnh thì gọi là ĐẠO (Hư Vô Chi Khí), khi động để sanh hóa thì gọi là Thái-Cực, giữa cái động cái tĩnh ấy, có một đấng tối linh làm chủ, ta gọi là “Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn”. Đấng ấy là đấng duy nhất tuyệt đối, chúng ta không thể nghị bàn được, chỉ có ngầm hiểu, hay mườn tượng trong tâm trí mỗi người.
Đấng Thượng-Đế là đấng toàn tri, toàn năng, tự hữu hằng hữu, vô thủy vô chung, ở ngoài cõi hư vô cũng có, mà trong lòng vạn vật cũng có, đâu đâu cũng có lý tính Thượng-Đế ẩn tàng, Thượng-Đế ở khắp cả nội tại cũng như ngoại tại.
Thuyết Hà-Đồ, Lạc-Thư, của Dịch Kinh Linh Thể, mượn 10 con số cơ bản làm nguyên lý lập Vũ-trụ Càn-Khôn và vạn vật chúng sanh.
1. Lý Thái-Cực.                               2. Khí Âm Dương.
3. Tam Tài.                                      4. Tứ Tượng.
5. Ngũ Hành.                                   6. Lục Long.
7. Thất Tinh (Bắc Đẩu).                 8. Bát Quái.
9. Cửu Thiên.                                  10. Thập Địa.
- 10 con số nầy được gắn trên chữ Vạn, ngũ hành tương sanh. Trừ số 10 ra, còn 9 số được gắn trên chữ Vạn ngũ hành tương khắc.
Sở dĩ Lạc-Thư ngũ hành nghịch khắc không có số 10, vì Thổ đã hóa khí thành Dương (Mậu Thổ) nên chỉ lấy con số 5 thiên ngũ sanh Thổ mà thôi (lấy số Trời sanh ra Thổ).
Nhờ Thổ hóa khí mà Âm Dương ngũ hành mới được quân bình, bốn phương, bốn hướng đều có một mẫu số chung là 15. Con số nầy gọi là Huyền Khí của Đức Mẹ ở cung Tạo Hóa Huyền Thiên. Người xưa gọi Thập Ngũ Lạc-Thư vị chi Huyền, nghĩa là con số 15 ở trong Lạc-Thư là số Huyền, Huyền có nghĩa là màu đen, sâu xa, mầu nhiệm.
Trong Kinh Dịch xưa nay lưu truyền chỉ có hai Bát Quái là Bát Quái Tiên Thiên và Bát Quái Hậu Thiên.
Nay Cao-Đài Đại Đạo ra đời khai cơ tận độ mở ra con đường “phản bổn hoàn nguyên”, nên tại Tòa Thánh Tây Ninh xây Bát Quái Đài theo nguyên lý Dịch là Thủy-Hỏa Ký-Tế. Nghĩa là Thủy là Khảm ở phương Bắc, nay đổi vị trí qua phương Nam. Hỏa là Ly ở phương Nam nay đổi vị trí qua phương Bắc. Vì vậy mà 6 quái còn lại đều đổi vị trí theo trục Khảm Ly.
I. Bát Quái đặt trong Quả Càn Khôn:
Thầy ngự tại cung Đoài, nên vẽ Con Mắt tại cung Đoài, ngó ra Cửu Trùng Đài.
Bát Quái này xoay nghịch chiều Bát Quái Hậu Thiên:
II. Bát Quái trong Cửu Trùng Đài:
Trong Cửu Trùng Đài, Giáo Tông là anh cả thay mặt cho Thầy nên Giáo Tông ngự tại cung Chấn, tả là cung Cấn thờ Quan Thánh, hữu cung Tốn thờ Quan Âm. Giáo Tông tượng trưng cho ngôi Thần.
Hộ Pháp ngự tại cung Đoài, đối diện với Chấn  là Giáo Tông, bên tả Hộ Pháp là quẻ Khôn Thượng Sanh ngự, bên hữu Hộ Pháp là quẻ Càn Thượng Phẩm ngự. Hộ Pháp tượng ngôi Khí.
Cung Khảm  thuộc Nam, cung Ly thuộc Nữ.
 Mỗi khi nhập đàn cúng, ta quỳ ở giữa Thánh Thất trước mặt ta thờ Thiên Nhãn là Ngôi Thần, sau lưng ta thờ Hộ Pháp là Ngôi Khí, còn ta quỳ ở giữa là ngôi Tinh.
Tinh muốn về hiệp một với Thần phải biết cách luyện Tinh hóa Khí, tức là Pháp Quy Tức Công. Có luyện được Tinh hóa Khí thì thân thể mới tráng kiện, tinh thần mới minh mẫn, con người mà thân thể khỏe mạnh, âm dương quân bình thì tâm trí hài hòa, tinh thần sáng suốt, đạo tâm kiên cố, được như thế thì không có ma quỷ nào lôi kéo ta ra ngoài chánh pháp.
Kinh Giải Oan có câu:
“Nhập Thánh Thể dò đường cựu vị,
  Noi Chơn Truyền khử quỷ trừ ma.”
Hai câu này có ý nghĩa rất đặc biệt, nhập Thánh Thể tức là nhập vào Cửu Trùng Đài, Cửu Trùng Đài có 9 đẳng cấp thiêng liêng, ấy là tam thừa cửu phẩm.
Hạ thừa có: Địa Thần, Nhân Thần và Thiên Thần.
Trung thừa có: Địa Thánh, Nhân Thánh và Thiên Thánh.
Thượng thừa có: Địa Tiên, Nhân Tiên và Thiên Tiên.
 Ví dụ:
Làm một tín đồ tu hành chân chính tức là mình đã biết địa vị mình là Địa Thần.
Làm một chức việc trung thành, y hành luật pháp, tức là mình đã biết cựu vị của mình là Nhân Thần.
Làm một vị Lễ Sanh có đủ đức hạnh, khiêm hòa, từ nhượng, tức là mình đã biết cựu vị của mình là Thiên Thần.
Làm một vị Giáo Hữu vào bậc Trung Thừa, ly gia cắt ái, hiến thân cho Đạo lo phổ thông chơn đạo của Thầy, tức là đã biết cựu vị của mình là Địa Thánh.
Làm một vị Giáo Sư tức là bậc thầy dạy Đạo cho nhân sanh, phải có trình độ học thức trí thức, có đủ pháp môn tu tánh luyện mạng, để chỉ bày đạo hữu, tức là mình đã biết cựu vị của mình là Nhân Thánh.
Làm một vị Phối Sư là bậc thầy, biết pháp tu phối Thiên, định Địa, trên thông Thiên văn, dưới đạt địa lý, giữa cảm thông tâm lý quần chúng tức là mình đã biết cựu vị của mình là Thiên Thánh, còn 3 cấp Đầu Sư, Chưởng Pháp, Giáo Tông quá cao, người lập vị ở ngôi đó phải là Tiên Phật.
Khi mình lập vị được là nhờ có chánh khí, mà có chánh khí thì mới thắng được ma quỷ (chánh khí bất úy tà mị).
Các Hội Thánh hiện nay, ai là người có chánh khí, có đủ trí tuệ, thực hành đúng bài khai kinh:
“Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành,
  Từ Bi Phật dặn: lòng thành, lòng nhơn,
  Phép Tiên Đạo tu chơn dưỡng tánh.”
- Ba đặc điểm của Đạo là : Đức Trung-Dung, Đức Từ-Bi, và phép tu chơn dưỡng tánh, đã có Hội Thánh nào làm được để đủ ân oai quyền pháp khử trừ quỹ lục dục ma thất tình đã làm lu mờ chánh pháp, làm cho Thánh Thể của Chí Tôn gần như tan rã.
Hiện nay đi đến đâu, ta cũng thấy THẦN KHÍ của Đạo bị lu mờ, chỉ thấy toàn là hình danh sắc phái.
“Đời ly loạn toan về với Đạo,
  Đạo dở dang chừ bảo đi đâu?!”
 Nay cơ Đạo đã bước sang thời kỳ tuyển độ, tôi thành tâm gởi đến chư huynh đệ tập tài liệu “Tìm hiểu chữ Vạn” cùng nhau nghiên cứu tu học để bước sang giai đoạn “THẦN KHÍ HÓA” nền Đại-Đạo mới đủ sức đứng vững trước cảnh đạo đức suy vi, nhân tâm ly tán, con người bị đánh mất ngôi Thần Chủ nên chẳng biết đi về đâu? Thần Khí hóa có nghĩa là hình thức không cần thiết nữa, mà Thần Khí mới là trường tồn vĩnh cửu.
Tóm lại tìm hiểu chữ Vạn có mấy tác dụng sau đây:
1. Chữ Vạn nói lên cội nguồn của Càn-Khôn Vũ-trụ, sự cấu thành Âm Dương, tứ tượng và Bát Quái, một nền minh triết diễn đạt thông suốt Vũ-trụ nhân sinh theo một lộ trình đại diễn của Kinh Dịch. Cuộc đại diễn gồm có 3 tầng.
          1- Tầng Âm Dương có 3 số (1+2), 1 là âm 2 là dương.
          2- Tầng Tứ Tượng có 10 số (1+2+3+4).
         3- Tầng Bát Quái có 36 số (1+2+3+4+5+6+7+8), cộng ba tầng đại diễn là 49 số, cộng với số Thái Cực vô hình là 50. Số này là số quân bình giữa Hà-Đồ 55 số và Lạc-Thư 45 số, cộng một trăm số (100) chia cho hai, số 50 là cơ tấn hóa của Âm Dương và Ngũ Hành.
 2. Chữ Vạn đã hiển thị cho ta thấy lý Huyền Diệu của Đạo, trong chữ Vạn (Lạc Thư), ta thấy có 8 con số 15, là số Huyền Khí của Mẹ, câu chú Lạc Thư: Thập Ngũ Lạc-Thư vị Chi Huyền. Huyền Khí của Mẹ ở cung “Tạo Hóa Huyền Thiên”, Diệu Lý của THẦY là con số 5, Hoàng Cực Chủ Nhân, Hoàng kiến kỳ cực, ở giữa chữ VẠn đó là con mắt THẦN (Huệ Nhãn) của người tu đắc Đạo. Có một chữ Vạn mà gồm được cơ Huyền Diệu của Trời Đất, của Đạo thì quả thật là thậm thâm vi diệu pháp. Lạc-Thư đặt số 5 ở giữa tám cung, là biểu tượng trung tâm điểm của Vũ-trụ muôn phương, nơi âm dương giao thái, điểm hội tụ “duy tinh duy nhất” của tinh hoa nhân loại, nơi thực hiện đại đồng phổ hoát, nơi nhất quán Vũ-trụ nhân sinh, bao trùm mọi biến thiên, chỉ huy mọi hoạt động, Hoàng Cực là nơi hội tụ ngũ hành và tất cả mọi mâu thuẫn, biến hóa dịch chuyển, là nơi kết tinh các thế lực ngũ hành hoàn nguyên bản thể. Thái-Cực là ở ngôi Trời, mà Hoàng Cực là ở ngôi người. Thái Cực là nhất bản tán vạn thù, Hoàng Cực là vạn thù qui nhất bản.
3. Chữ Vạn là pháp môn luyện khí, là Thủy Hỏa Ký tế, cho nên pháp môn Quy Tức lấy số 5 và số 15, số Huyền Diệu để áp dụng vào hơi thở, theo lý âm dương thuận nghịch, thăng giáng. Hành giả làm được thì âm dương quân bình, ngũ hành qui nhất, thân tâm ta sẽ được hòa bình an lạc, thần trí ta sáng suốt, khi liễu đạo Chơn Thần sẽ được về nơi Thiên Quốc. Trong Bửu Pháp Quy Tức, tôi có giảng truyền Pháp môn này.
4. Chữ Vạn chỉ rõ vạn vật đều chung sống trong luật mâu thuẫn mà hòa hợp, sai biệt mà bình đẳng, ức chế mà thôi thúc nhau trên đường tấn hóa. Nó là nguồn cội của vạn vật “Nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản”, nghĩa là từ bản thể phân tán ra muôn vàng hiện tượng, và từ muôn vàng hiện tượng đều trở về hiệp nhất với bản thể. Cho nên Phật nói: “Muôn Đức tốt lành đều hợp cả ở đây”.
5. Chữ Vạn là Chơn Pháp Cao-Đài, chúng ta người tu theo Đạo phải tìm hiểu cái Chơn Pháp này cho rõ thông lý Huyền Diệu của nó để khỏi lầm đường lạc lối sa vào cảnh mê tín, dị đoan, hay lạc vào bàng môn tả Đạo.
Chơn pháp nầy đã gắn trên mão Giáo Tông và trên đầu cây gậy Pháp của Ngài, trong Pháp Chánh Truyền về phần đạo phục của Giáo Tông có dạy rõ.
Những đạo tâm ưu tư với Đạo, hãy tìm xem chơn pháp nầy giờ ở đâu? Ai cầm giữ?
Dưới đây xin chép lại bài thài để kỷ niệm ngày đăng tiên của Đức Hộ Pháp (Ngày 10 tháng 4 hằng năm), bài này chính Ngài giáng cơ bên nước Cao Miên khi Ngài liễu Đạo.

                                                                                     THI

Những tưởng ra đi ở xứ người,
Đem thân đổi lấy phút vui tươi,
Nào hay vạn sự do thiên định,
Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi,
Nhớ tưởng sức phàm thừa chống chỏi,
Buồn nhìn cội Đạo luống chơi vơi (1),
Rồi đây ai đến cầm Chơn Pháp,
Tô điểm non sông đạo lẫn đời.
(1) Chơi vơi: cheo leo, hiểm trở, ví như thuyền giữa biển chơi vơi không định hướng.
                                                     ĐạoSư Minh-Nhân
(Giáo Sư Ngọc Trường Thanh)

CÁCH KHAI MỞ LUÂN XA

Tập trung tư tưởng và dùng mudras (các vị trí trên cơ thể mà chủ yếu là ở bàn tay, có ảnh hưởng đến nâng cao năng lượng cơ thể) và phát những âm thanh để mở Luân xa. Tạo dựng cho cơ thể chúng ta một sức khỏe bền bỉ, tinh thần minh mẫn.


Để tăng cướng hiệu quà cần phải phát âm, kêu lên những âm từ của Sanskrit (ngôn ngữ cổ của Án độ) , Khi phát âm nó tạo ra tiếng vang trong cơ thể chúng ta mà chúng ta có cảm giác rung động đúng luân xa đang gọi.
Khi phát âm, nhớ trong đầu là:
Chữ “A”, thì phát âm là “ah”.
Chữ “M”, thì phát âm “mmg”.
Một lần thiền định từ 7 đến 8 hơi thở. Phát âm nhiều lần cho 1 hơi thở (Vd: 3 lần).
 
1. Khai mở luân xa gốc rễ:
 
Để cho đầu ngón tay và đầu ngón trỏ của bạn chạm nhau.
 
mở luân xa
 
 
Tập trung tư tưởng vào vị trí luân xa gốc rễ (vị trí giữa hậu môn và bộ phận sinh dục).
Phát âm “LAM”.
 
2. Khai mở luân xa Xương cùn.
 
Đặt hai bàn tay vào lòng như hình, hai lòng bàn tay ngửa lên, bàn tay trái dưới, phải trên. Đầu hai ngón tay trỏ chạm nhẹ vào nhau.
 
mở luân xa
 
Tập trung tư tưởng vào luân xa xương cùn ( là phần tận cùng của xương sống ).
 
Phát âm “VAM”
 
3. Khai mở luân xa Rốn
 
Đặt hai tay trước bụng, hơi thấp một chút. Để cho các ngón tay châu vào nhau (như hình), chĩa ra ngoài. Đan chéo hai ngón cái. Nên nhớ quan trọng là làm cho các ngón ta thẳng.
 
mở luân xa
 
Tập trung vào luân xa rốn, nắm ở trên rốn một chút.
Phát âm RAM.
 
4. Khai mở luân xa Tim
 
Ngồi bắt chéo chân (theo kiểu ngồi thiền). Để ngón tay trỏ và tay trái chạm nhau (cả hai bàn tay). Đặt tay trên lên đùi trái và tay phải lên trước ngực (như hình).
 
mở luân xa
 
Tập trung tư tưởng vào Luân xa Tim, ngang với Tim.
Phát âm “YAM”
 
5. Khai mở luân xa vùng Yết hầu:
 
Đan ngững ngón tay vào nhau, hai ngón cái châu đầu vào nhau, kéo nó lên một chút.
 
mở luân xa
 
Tập trung tư tưởng vào Luân xa Yết hầu.
Phát âm “HAM”
 
6. Khai mở luân xa “Mắt thứ 3”:
 
Đặt tay trước ngực và bụng. Hai ngón tay giửa thẳng, chạm đầu ngón tay vào nhau, hướng ra (xem hình). Các ngón khác uốn cong chạm vào nhau. Ngón cái chạm đỉnh và hướng vào bạn.
 
mở luân xa
 
Tập trung tư tưởng vào Luân xa “Mắt thứ 3”. Nằm giửa hai chân mày.
Phát âm “OM hay AUM”
 
7. Khai mở luân xa “Đỉnh đầu”:
 
Đặt hai tay trước bụng. Hai ngón tay đeo nhẫn thẳng, chĩa lên, hai đầu chạm nhau. Đan cheó những ngón còn lại (xem hình). Ngón tay cái trái dưới ngón phải.chạm đỉnh và hướng vào bạn.
 
mở luân xa
Tập trung tư tưởng vào Luân xa “Đỉnh đầu”. Nằm ngay giửa đỉnh đầu.
Phát âm “NG”

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog mình (✿ ♥‿♥)(♥‿♥ ✿)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More