Wednesday, January 16, 2013

Quy trình Tổ chức Sự kiện

 
 
 
Nhiều người đã ví von rằng công việc tổ chức sự kiện như trò chơi ghép hình mà người chơi chỉ thành công khi ghép hàng trăm, hàng ngàn mẩu nhỏ chi tiết thành một bức tranh hoàn chỉnh Ngày nay, việc tổ chức sự kiện đã trở thành một trong những công cụ quan trọng trong hoạt động tiếp thị đặc biệt là trong PR. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của FTA, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ phát triển thương hiệu được sử dụng thường xuyên nhất ở Việt Nam là: quảng cáo và tổ chức sự kiện (sử dụng ngang bằng); tiếp theo là PR; nghiên cứu thị trường và e-marketing.
 

Có rất nhiều loại sự kiện khác nhau, mỗi loại sự kiện lại có những mục đích, vai trò khác nhau trong chiến lược chung của công ty. Tuy nhiên, đối với bất kì loại hình sự kiện nào muốn thành công vẫn phải tuân theo một quy trình tổ chức sự kiện và những cách thức tổ chức sự kiện nhất định:

2.1 Requirements study (Thu hiu yêu cu khách hàng)

Trước khi bắt đầu vào một kế hoạch tổ chức sự kiện, ta phải khai thác và nắm rõ các yêu cầu cơ bản nhất. Yêu cầu này do chủ đầu tư, các khách hàng đưa ra. Các yêu cầu này được thể hiện trong một bản brief, căn cứ vào bản brief này ta sẽ xác định được rõ ràng mình cần phải làm gì, các bước tổ chức sự kiện ra làm sao. Để thực hiện bản brief, bạn phải trả lời được các câu hỏi sau:
a. Loại hình sự kiện sẽ tổ chức (họp báo, giới thiệu sản phẩm, talkshow, …)
b. Mục tiêu khi tổ chức sự kiện là gì?
c. Khách tham dự là những ai?
d. Có bao nhiêu khách sẽ tham dự?
e. Khi nào và ở đâu sự kiện sẽ diễn ra?
f. Ngân sách là bao nhiêu?
g. Sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty có điểm đặc biệt gì?


2.2 Brainstorming (Suy nghĩ ý tưởng)

Trong giai đoạn này, ban tổ chức sự  kiện phải tập hợp một nhóm người để tiến hành brainstorm ý tưởng các bước tổ chức sự kiện. Lưu ý khi thực hiện cần nắm rõ yêu cầu của bản brief, đồng thời hiểu rõ sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty yêu cầu tổ chức event. Sau khi suy nghĩ ý tưởng, ban tổ chức sự kiện sẽ thể hiện trên proposal, là cách tạo sản phẩm Event trên giấy tờ. Chương trình này sẽ được gởi đến khách hàng với bảng báo giá và chờ phản hồi từ phía khách hàng. Thông thường, đối với một event, đây là giai đoạn quan trọng nhất, tạo được sự khác biệt giữa các công ty event với nhau. Nhưng một ý tưởng hay cũng chưa đảm bảo thành công của event bởi còn phụ thuộc nhiều vào khâu tổ chức.


2.3 Event design (thiết kế s kin)
  • Giai đoạn này là giai đoạn cụ thể ý tưởng. Các vấn đề bao gồm:
  • Địa điểm tổ chức.
  • Thời gian tổ chức chương trình và thời gian diễn ra chương trình.
  • Chủ đề (theme/concept) của chương trình.
  • Thiết kế hình ảnh cho chương trình.
  • Chương trình chi tiết, gồm những hoạt động gì, thời gian ra sao.

2.4 Planning (Lên kế hoch t chc)

Đây là lúc quy trình tổ chức sự kiện được cụ thể hóa chi tiết nhất trước khi tiến hành thực thi. Công ty sự kiện cần quan tâm đến các vấn đề như:
  • Ngân sách.
  • Nguồn nhân lực thực hiện.
  • Nhà cung cấp dụng cụ thiết bị.
  • Vận chuyển như thế nào.
  • Phân tích rủi ro có thể xảy ra.

2.5 Execution (Tiến hành thc hin)

Một sự kiện thường mất 2 tuần để thực hiện. Bao gồm các hoạt động chuẩn bị như đồng phục, in banner, lắp đặt standee, thuê người, liên lạc các bên liên quan. Một số công ty tổ chức sự kiện sẽ tiến hành thuê ngoài (outsourcing) một số hoạt động và cử bộ phận giám sát hoạt động…Lưu ý cần trao đổi với khách hàng thường xuyên để đạt được sự chấp thuận từ phía khách hàng, đồng thời luôn kiểm soát chặt chẽ nhà cung cấp để hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra.


2.6 Set up (Dàn dng chun b)

Quá trình dàn dựng chuẩn bị được thực hiện tại nơi tổ chức sự kiện. Tốt nhất là 1 hoặc 2 ngày trước ngày sự kiện diễn ra. Nên có một bảng những công việc cần làm để tiện theo dõi tiến độ và không bỏ sót bất cứ khâu nào. Chú ý đến thời gian vận chuyển. Các trưởng bộ phận sẽ điều phối nhân lực theo công việc đã được phân công. Những lúc có phát sinh ngoài dự kiến, mọi người sẽ cùng tập hợp lại để cùng giải quyết tại chỗ.


2.7 Finish (Kết thúc s kin)

Các bước tổ chức sự kiện, luôn theo dõi chặt chẽ khi sự kiện diễn ra. Điều chỉnh khi phát sinh vấn đề.
  • Kết thúc sự kiện, chuyển đồ đạc về kho (removal): dọn dẹp nơi tổ chức (cleaning), sửa lại những vật dụng đã sử dụng (repair), thanh toán hợp đồng cho các nhà cung cấp (contract acquittal), bảo quản kho (storage)…
  • Họp rút kinh nghiệm: Sau khi event kết thúc, trong công ty tổ chức sự kiện mỗi bộ phận sẽ viết báo cáo ghi nhận lại những thiếu sót về quá trình chuẩn bị, quá trình diễn ra và quá trình kết thúc sự kiện để cùng nhau rút kinh nghiệm cho những sự kiện sau.

Saturday, January 12, 2013

KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY



 

KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

 


Khóa Thiền Vipassana 10 ngày

Khóa Thiền 10 ngày
VIPASSANA

Với sự hướng dẫn của 
Sư Cô
Thích Nữ Hằng Liên

Trụ trì chùa Hồng Trung Sơn
Ấp 2, Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai

ĐỊA ĐIỂM: Chùa Hồng Trung Sơn – ấp 2, xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
EMAIL LIÊN LẠC: hongtrungson@yahoo.com.vn
ĐĂNG KÝ:
  • Cô Trung Nguyện 016 5650 8069
  • Cô Nguyên Hạnh 0908 776 839
THỜI GIAN:
Các khoá Thiền định kỳ: Từ ngày 16 – 27 Âm Lịch của những tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11 trong năm


ĐIỀU KIỆN CẦN BIẾT:
- Ăn, ở tại chùa miễn phí suốt thời gian khóa Thiền
- Xe 30 đến 50 chỗ, đưa đi từ TP.HCM đến chùa và xe về ngày cuối khóa Thiền. (có thể đăng ký xe giá 130-140k/ lần)
- Toàn bộ điện thoại, CMND, tư trang, tiền, sách phải gửi BTC khóa Thiền cất giữ và trả lại vào ngày cuối.
- Hành lý gọn nhẹ, đồ vệ sinh cá nhân.
- Mỗi ngày giờ Thiền liên tục từ 4h30 đến 21h00, có nghỉ 5 – 15 phút cách 1 đến 2 giờ Thiền. Nên trang phục ngồi Thiền cần thoải mái và kín đáo. Đủ ấm vào sáng sớm và mát vào buổi trưa.

* 4h30 - 6h30: thiền định
* 6h30 - 7h00: dùng điểm tâm
* 7h00 - 8h00: nghỉ ngơi
* 8h00 - 9h00: thiền định (chính khóa)
* 9h15 - 11h00: thiền định
* 11h00 - 11h30: dùng ngọ trai (tại trai đường)
* 11h30 - 13h00: nghỉ ngơi
* 13h00 - 14h15: thiền định
* 14h30 - 15h30: thiền định (chính khóa)
* 15h45 - 17h00: thiền định
* 17h00 - 18h00: ăn nhẹ và nghỉ ngơi
* 18h00 - 19h00: thiền định (chính khóa)
* 19h15 - 20h45: nghe pháp thoại (tại trai đường)
* 20h45 - 21h00: thiền định với sự hướng dẫn

- Giữ giới tịnh khẩu, không nói, không nháy mắt, không đụng chạm, không  ra dấu hiệu, không viết, không nghe nhạc suốt 10 ngày.
- Ăn chay 10 ngày 
- Cần sắp xếp và chuẩn bị tinh thần, sức khỏe trước khi đi dự khóa Thiền khoảng 01 tuần.

- Do nơi tổ chức khóa Thiền (Chùa) chưa đủ điều kiện về y tế cũng như cơ sở vật chất để phục vụ những Thiền sinh có bệnh tâm thần, nan y, lây nhiễm, già yếu (tai nghe kém) nên tạm thời chưa thể tiếp nhận.
- Thiền sinh nếu thấy hoan hỷ, lợi lạc và có điều kiện, muốn tạo điều kiện để người khác tu như mình thì có thể đóng góp cúng dường sau khóa tu.


MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP – GIẢNG SƯ


Mục tiêu

Nếu ứng dụng trong đời sống thường nhật, ta có thể hiểu đơn giản: Rèn TÂM luôn ở trạng thái quân bình, từ đó kiểm soát các bản năng của mình để có sự sáng suốt hơn trong ý nghĩ, lời nói và hành động của bản thân. Nhờ vậy, ta sẽ tránh phạm nhiều sai lầm; có cuộc sống an vui thuận hòa hơn.
Nếu hiểu một cách sâu xa, mục tiêu của Thiền Vipassana là ‘giải thoát khổ đau’. Điều đáng lưu ý, theo lời Sư Cô chia sẻ, đây là môn tu nguyên thủy nhất của Đức Phật và được trải nghiệm bởi tự thân Sư Cô. Ngày nay tại Ấn Độ có Trung tâm Thiền Vipassana (Vipassana Research Institute) đặt tại Dhammagiri của Ngài Goenka đang là nơi tu tập chuyên sâu của hơn 1.000 thiền sinh từ khắp nơi trên thế giới.
Một điều thú vị khác ở đây là: Thiền không phải để chữa bệnh, song nó sẽ giúp ta ‘chỉnh đốn cơ thể’. Có rất nhiều ví dụ thực tế những người mắc chứng bệnh trầm kha trong thời gian dài, nhưng khi kiên trì thiền, cơ thể họ đã tự chỉnh đốn hồi phục bình thường lại.

Phương pháp Triết lý
Mục tiêu trên sẽ đạt được bằng con đường ‘Giới – Định – Tuệ’ thông qua phương pháp Quan sát hơi thở – Thiền Vipassana và Từ bi quán.
Trong 10 ngày, chúng ta sẽ được hướng dẫn cách giữ Giới. Sau đó cách rèn luyện sự tập trung trong Tâm thông qua quan sát hơi thở để tâm đạt Chánh Định. Từ đó phát triển khả năng ‘Tỉnh giác – Buông xả’ thông qua việc quán chiếu toàn bộ cơ thể để đạt sự thông tuệ. Ngày cuối cùng là trải lòng yêu thương  với chính mình, cha mẹ người thân cùng những người xung quanh.

Sư Cô hướng dẫn thiền
Sư Cô là người đã trải nghiệm thực tế quá trình tu tập chuyên sâu tại cái nôi của dòng thiền này – Trung tâm Thiền của Ngài Goenka – trong quá trình du học hơn 14 năm ở Ấn Độ và Sư Cô có tinh thần làm việc rất nghiêm túc. Khi nghe những bài giảng giáo lý của Sư Cô, ta sẽ nghiệm ra rất nhiều điều hay về cuộc sống nhưng cách nói chuyện lại không giáo điều mà rất gần gũi, hài hước.

TÀI LIỆU:




Đặc biệt các bạn phải lưu ý chuẩn bị tâm lý thật kỹ trước khi quyết định tham dự khóa tu thiền 10 ngày, vì trong suốt 10 ngày đó là khoản thời gian rất gian nan và đau đớn. Và sẽ không vì lý do gì bạn được phép nghỉ ngơi trong những giờ thiền cả, dù bạn có mệt mỏi, đau đớn như thế nào đi nữa. Đó là khoảng thời gian bạn sẽ đối diện với chính cái "tâm" của mình, đối diện với chính con người thật của mình, thật là không dễ chịu gì. Và đặc biệt khoảng ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 bạn sẽ không ngủ được (đó là hiện tượng tư nhiên khi tu thiền Vipassana: đến 99,9% các thiền sinh tham dự đều bị như vậy, và theo giải thích của sư cô: do mình tìm cách đột nhập vào tâm nên tâm bị rối loạn => không ngủ được). Tuy nhiên đó chỉ là những cái khó khăn gặp phải khi tham dự khóa tu thiền, cái kết quả mà khóa tu đem lại bạn sẽ không ngờ đâu, bạn sẽ trở thành 1 con người khác cho xem, 10 ngày: để thay đổi 1 con người. Khi đã tham dự được 1 khóa rồi bạn sẽ mong ước được đi khóa thứ 2, thứ 3, thứ n.... để được mong muốn hoàn thiện nhân cách của mình hơn

Vipassna không phải là:

+ Nó không phải là nghi lễ, nghi thức dựa trên đức tin mù quáng.
+ Nó không phải là một sự tiêu khiển trí thức hoặc triết lý.
+ Nó không phải là để chữa bệnh, nghỉ mát, hay là một cơ hội để giao du.
+ Nó không phải là sự trốn tránh những thử thách, phiền toái trong cuộc sống hằng ngày.

Vipassana là:

+ Nó là phương pháp diệt trừ đau khổ.
+ Nó là phương cách thanh lọc tâm để giúp ta đối phó với những căng thẳng và khó khăn của cuộc đời một cách bình tĩnh, quân bình.
+ Nó là một nghệ thuật sống mà ta có thể sử dụng để đóng góp tích cực cho xã hội.

Thiền Vipassana hướng đến mục tiêu tâm linh cao cả nhất của sự hoàn toàn giải thoát và giác ngộ; mục đích của Vipassana không bao giờ chỉ để chữa bệnh. Tuy nhiên, nhờ sản phẩm phụ của sự thanh lọc tâm, nhiều bệnh tâm thần cũng được chữa khỏi. Sự thật, Vipassana loại trừ được ba nguyên nhân chính của mọi bất hạnh: thèm muốn, chán ghét, vô minh. Với sự tu tập liên tục, tu thiền giải tỏa những căng thẳng do cuộc sống hằng ngày tạo ra, tháo mở những khúc mắc do thói quen cố hữu, phản ứng đối với những hoàn cảnh dễ chịu hay khó chịu một cách thiếu bình tĩnh.

Mặc dù Vipassana là phương pháp do Đức Phật tìm ra, sự thực hành không chỉ giới hạn cho Phật tử. Tuyệt đối không có sự cải đạo. Mọi chúng sinh đều có cùng những khó khăn căn bản, và phương pháp có thể diệt trừ những khó khăn này phải được áp dụng chung cho nhân loại. Nhiều người từ nhiều giáo phái đã hưởng được những lợi ích nhờ thiền Vipassana, và thấy không có gì xung khắc với tín ngưỡng của họ.

NẾU SẮP XẾP ĐƯỢC THỜI GIAN BẠN HÃY THAM GIA KHÓA THIỀN 10 NGÀY NHÉ: 
CUỘC SỐNG BẠN SẼ YÊN VUI HƠN, HẠNH PHÚC HƠN.

Việt Y Đạo - Liệu pháp Diện chẩn




Diện chẩn là gì?

Diện chẩn là một phương pháp hỗ trợ sức khỏe không dùng thuốc của Việt Nam.

Tên đầy đủ của phương pháp là “Diện chẩn – Điều khiển Liệu pháp”, được dịch từng chữ ra tiếng Anh là “Face Diagnosis and Cybernetic Therapy”. Tuy nhiên, cách gọi này không được dùng phổ biến bằng: Multi-reflexology (Phản xạ học đa hệ), Facial Reflexology (Phản xạ học vùng mặt), Vietnamese Reflexology (Phản xạ học Việt Nam), hoặc dùng luôn tiếng Việt không dấu là “Dien Chan”.

Trong tiếng Việt, ta cần phân biệt Diện chẩn với Vọng chẩn. “Chẩn” là chẩn đoán, xem xét các triệu chứng lâm sàng. Vọng chẩn là xem bệnh thông qua quan sát hình thể, là một trong Tứ chẩn của Đông y, gồm: Vọng (nhìn) – Văn (nghe và ngửi) – Vấn (hỏi) – Thiết (xem mạch và sờ nắn). Về mặt ngôn từ, Diện chẩn có thế được hiểu nôm na là xem mặt đoán bệnh và rất dễ nhầm nó thành một phần của Vọng chẩn. Trên thực tế thì Diện chẩn đã trở thành một danh xưng riêng để chỉ đến một phương pháp hỗ trợ sức khỏe mới của Việt Nam – phương pháp Phản xạ học đa hệ.

Trong lĩnh vực phản xạ thần kinh, trước kia thế giới có Xoa bóp bàn chân (Food Massage) và Nhĩ châm (Auricular Acupuncture), thì nay có thêm Su Jok (Châm cứu trên tay và chân) của người Hàn Quốc và Diện chẩn (với cái tên ban đầu là Diện châm – châm cứu trên mặt) của người Việt Nam. Diện chẩn được biết đến với cái tên Phản xạ học đa hệ vì nó có các đồ hình phản chiếu thần kinh đa hệ của nội tạng và ngoại vi: trên mặt, trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưng, bụng, và cả trên tai nữa.

Về mặt hình thức, ta có thể so sánh Diện chẩn với Châm cứu như sau: Châm cứu là dùng kim để châm vào các huyệt đạo của hệ kinh lạc và dùng ngải cứu để hơ nóng, còn Diện chẩn dùng que dò để day ấn vào các sinh huyệt là các điểm nhạy cảm trên da nằm trong các vùng phản xạ thần kinh rồi cũng dùng ngải cứu để hơ nóng. 

Ngoài day và cứu các sinh huyệt, Diện chẩn còn dùng các dụng cụ có hình dạng và kích thước khác nhau để lăn, hơ, gõ, cào vào các vùng theo đồ hình phản chiếu hoặc đồ hình đồng ứng. Các tác động của Diện chẩn theo đồ hình và sinh huyệt này sẽ tạo ra các cảm giác đau, tức, buốt, tê, rát, nóng khác nhau, giúp kích hoạt các cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể.

Cơ thể của chúng ta là một bộ máy rất kỳ diệu, nó có các cơ chế tự động giúp chúng ta thích nghi với môi trường và hóa giải các tác nhân gây bệnh. Diện chẩn là một phương pháp có khả năng giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch, giúp khai thông các tắc nghẽn và thúc đẩy các tiến trình cân bằng, giúp ta có được một trạng thái nhẹ nhõm và dễ chịu. Chính vì thế, Diện chẩn có thể hỗ trợ cho việc điều trị các loại bệnh tật, từ giảm đau nhức bên ngoài đến phục hồi chức năng bên trong.

 

Thầy Bùi Quốc Châu là ông tổ của phương pháp này. Ngày 26/3/1980 – ngày tìm ra huyệt diện chẩn số 1 – được lấy làm ngày ra đời của Diện chẩn.

Diện chẩn là một phương pháp ít tốn kém và gần như không có tác dụng phụ, nên mọi người có thể dùng nó để tự phòng và chữa bệnh trong gia đình, giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc men, bác sĩ và bệnh viện. Phương pháp này vừa dễ học, dễ làm, vừa có hiệu quả cao, nên nó được mọi người tin dùng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Đặc biệt, Diện chẩn mang trong nó dấu ấn của chữa mẹo, một số nét văn hóa dân gian của Việt Nam, và đặc biệt là ngôn ngữ Việt, vì ta có thể tác động vào bộ phận mà khi đọc lên có âm (bằng tiếng Việt) giống với cơ quan bị bệnh để hỗ trợ điều trị, chẳng hạn: lăn hơ dái tai giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ở bộ phận sinh dục nam; lăn hơ sống mũi, sống tai, sống tay, sống chân giúp làm giảm đau ở sống lưng; ấn vào đầu ngón tay, đầu ngón chân, xoa đầu gối giúp làm giảm đau nhức ở đầu,

 
Chính vì nét văn hóa đặc sắc này mà Diện chẩn đang được Trung tâm UNESCO hỗ trợ sức khỏe cộng đồng triển khai nghiên cứu và ứng dụng. Diện chẩn cùng với các phương pháp hỗ trợ sức khỏe không dùng thuốc khác thực sự đang góp phần làm giảm gánh nặng cho các cơ sở y tế và giảm bớt chi phí chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng

Video

A. Trần Dũng Thắng – 5 đĩa VCD 













B. Huỳnh Văn Phích – 5 đĩa DVD


















Tài liệu


Tài liệu của nhóm Diện Chẩn AZ-CA: dienchan.pdf.
Phác đồ hợp tuyển 1: http://www.mediafire.com/download.php?k75bgl5ug6xfmgs
Phác đồ hợp tuyển 2: http://www.mediafire.com/download.php?259jx1tg1dlbn4a
Phác đồ hợp tuyển 3: http://www.mediafire.com/download.php?py8b89pqyqgtdd0
Sách của thầy Tạ Minh: http://www.mediafire.com/download.php?50w8xp5tzubobgv
Phần mềm Diện Chẩn cho điện thoại: android apps, iphone apps.
Tham khảo thêm các trang web: reflexologies’ websites.




Địa chỉ

Giới thiệu một số nơi làm Diện chẩn:

Nguyễn Văn San

Địa chỉ:
20 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội / cầu thang A, tầng 4, phòng 1.
Điện thoại
: 09 4568 9573.
Email: san.dienchan@gmail.com.
—————

Bùi Quốc Châu


Địa chỉ 1: 16 Ký Con (ngõ 121 Phan Đăng Lưu), P. 7, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM. .
Dụng cụ và sách vở: Minh, ĐT: 08 3990 4662, Email: jayleefac@gmail.com.
Lương y: Bùi Minh Tâm – 09 0388 8379 , Bùi Minh Luân – 09 3771 8387 , Lý Văn Kiệt – 09 3884 4072.
Email: buiquocchau1942@gmail.com; vietydao1992@gmail.com.
Địa chỉ 2
: 302 Trịnh Đình Trọng, phường Hòa Thạch, quận Tân Phú, TP. HCM.
Lương y: Bùi Minh Trí – 09 0848 7979.
—————

Trần Dũng Thắng

Địa chỉ: 247A/32 Huỳnh Văn Bánh, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08 3842 1737
Email: tranthang20022001@yahoo.com.
—————

Nguyễn Viết Đoàn
Địa chỉ: xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 012 2992 0872, email: nguyenvietdoan@live.fr.
—————

Huỳnh Văn Phích

Địa chỉ: 251 tổ 13, ấp An Thạch, xã Hoà An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Điện thoại: 01642214169.
—————

Nguyễn Đắc Thảo

Địa chỉ: A12b, Khu tập thể Đồng Xa, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0439933936 – 0983113686.
—————

Trang web về Diện Chẩn và các phương pháp phản xạ học khác

Việt Nam
http://www.dienchan.com/
http://www.dienchan.vn/
http://taminhdc.blogspot.com/
http://dienchanhanoi.blogspot.com/
http://dienchanhaiphong.blogspot.com/
http://dienchan-baigiang.blogspot.com/

USA
http://www.todaynopain.com/
http://www.appbrain.com/


France
http://www.dienchan.org/
http://abc-dienchan.fr/
http://sites.google.com/site/clubqcfr/
http://www.dienchan-federation.fr/
http://www.diencham.com/
http://www.formations-bien-etre.com/reflexologie.php

http://www.reflexologiefaciale.fr/
http://cybertherapie.facial.free.fr/
http://www.dienchanparis.com/
http://www.reflexo-faciale.com/
http://www.reflexologues.fr/

Spain
http://www.facioterapia.org/
http://multireflexology.com/

Swiss
http://www.reflexologiefaciale.ch/ (français)
http://gesichtsreflexzonen.ch/ (deutsch)
http://www.dienchan.ch/ (français)

Canada

http://www.cliniquemn.com/

Lone Sorensen’s sites
http://www.reflexologiafacial.es/
http://www.temprana.org/
http://www.globalfacial.com/
http://www.lonesorensen.com/

Facebook : http://www.facebook.com/pages/Vi%E1%BB%87t-Y-%C4%90%E1%BA%A1o-Di%E1%BB%87n-Ch%E1%BA%A9n-Ch%E1%BB%AFa-B%E1%BB%87nh-Kh%C3%B4ng-D%C3%B9ng-Thu%E1%BB%91c/411955938857632

Cách làm SEO

Cách làm seo

 

 

Cách làm seo chia làm 4 bước

Quy trình làm SEO được chia thành 4 mức (giai đoạn khác nhau)

1. Xây dựng cấu trúc website

- Nội dung không trùng lặp (đặc biệt quan trọng với các website mới).
- Có sự liên kết giữa các trang con.
- Cấu trúc URL thân thiện.
- Cấu trúc website rõ ràng, bot dễ truy nhập và crawl dữ liệu. Thiết lập điều hướng bots
- Thiết lập điều hướng người dùng, có sitemap cho cả bots và users
- Tối ưu hóa về code để hạn chế lỗi và giảm thời gian load trang web.
2. Nghiên cứu và lựa chọn từ khóa và làm SEO on-page
- Xác định mục đích làm website.
- Liệt kê các từ khóa muốn làm.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh để chọn từ khóa phù hợp.
- Viết bài và tối ưu hóa On-page: title, metas, URL, H1, H2,…
- Cân đối mật độ từ khóa trong bài viết, chỉ nên đưa tối đa 2-3 từ khóa chính trong 1 bài viết.
- Xử lý các liên kết nội bộ (internal links).
3. Link building (làm SEO off-page)
- Xây dựng chiến lược link building tự nhiên
- Ưu tiên làm các trang chất lượng và có sự liên quan nội dung trước
- Chú ý tới thuộc tính dofollow và nofollow của các trang đặt link (ưu tiên dofollow, hạn chế nofollow)
- Tạo anchor text link và alt tag cho ảnh
4. Làm SEO nâng cao ở các mạng xã hội, tương tác với người dùng
Việc làm SEO ở các mạng xã hội tuy không có hiệu quả trực tiếp cho ranking từ khóa vì các link thường ở dạng nofollow nhưng lại có tác dụng cực lớn trong việc tăng độ trust của website (một trong những yếu tố quan trọng đánh giá website của Google)
5. Theo dõi, đánh giá kết quả, và điều chỉnh chiến dịch SEO
Học cách sử dụng các công cụ Google Analytics và Google Webmaster Tools để theo dõi các thông số trên website. Từ đó phát huy các điểm mạnh của website và sửa chữa các lỗi phát sinh khi vận hành website.

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog mình (✿ ♥‿♥)(♥‿♥ ✿)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More