Friday, August 5, 2011

Bắt đầu đầu tư như thế nào ?

quản lý tài chính cá nhân gồm có các phần lớn như sau:
1-    Quản lý thu chi, và dòng tiền
2-    Quản lý cân đối tài sản
3-    Quản lý đầu tư
4-    Quản lý rủi ro
5-    Lập kế hoạch tài chính trọn đời
Từ hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu loạt bài mới đề cập đến chuyên mục: quản lý đầu tư.
Vậy đầu tư là gì:

Từ các loạt bài trước các bạn đã thấy rằng sau một thời gian giám sát vịêc chi tiêu chúng ta sẽ có được một khoản “để dành”. Theo phương pháp JARS thì khoản tiền đó là JARS tự do tài chính. Nhiệm vụ của bạn là làm cho JARS này tự tăng trưởng ngày càng nhiều. Sự tăng trưởng này sẽ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho chúng ta. Tuy nhiên như chúng ta biết “không có thứ gì miễn phí” nên bạn cũng phải đầu tư công sức và thời gian vào việc đầu tư để có thể có được thu nhập mong muốn.


Tại sao chúng ta phải đầu tư:
Nhiều người cho rằng chúng ta chỉ cần đem tiền gửi tiết kiệm là đủ, vừa an toàn vừa tiết kiệm công sức, thời gian. Vâng đúng như vậy, tuy nhiên bạn có thể đầu tư để kiếm được lợi nhuận cao hơn và nhanh hơn. Bạn đem tiền gửi tiết kiệm cũng là hoạt động đầu tư đó. Bạn cũng nên nhớ rằng mọi hoạt động đầu tư đều có gắng liền với rủi ro. Điều này có nghĩa là có một xác suất nào đó sẽ đạt được lợi nhuận thấp hơn mong muốn hoặc là tệ hơn là bạn có thể sẽ mất hết khoản mình đầu tư.
Thời gian đầu tư cũng quyết định số tiền bạn có được, nếu bạn bắt đầu với những khoản nhỏ ngay từ bây giời thì sẽ có nhiều cơ hội tạo ra được khoản tiền lớn hơn trong tương lai.
Nào bây giờ chúng ta hãy bắt tay vào đầu tư.
Khoan! các bạn đừng vội vàng. Bạn hãy làm theo những bước sau đây để có thể bắt đầu vào đầu tư.
1-    Chuẩn bị nguồn tài chính: để dành một khoản tiền vừa đủ. Kehoachcuocdoi cho rằng chi với 5 triệu là bạn có thể bắt đầu đầu tư rồi. Tuy nhiên bạn nên trả hết các khoản nợ ngắn hạn hiện có. Các khoản nợ dài hạn như mua nhà thì bạn vẫn nên tiếp tục trả hàng tháng như kế hoạch.
2-    Chỉ đầu tư trong khoản tiền trong JARS “tự do tài chính”: về mặt rủi ro, khi đầu tư là bạn có nguy cơ mất khoản tiền đó cho nên để đảm bảo cuộc sống của bạn không rủi ro theo bạn nên tiếp tục đảm bảo phân chia nguồn thu của mình vào các JARS như lúc trước khi đầu tư. Không điều chỉnh.
3-    Khuyến khích: bạn nên mua bảo hiểm nhân thọ hoặc ít nhất cũng bảo hiểm tai nạn cá nhân hàng năm. Chúng tôi sẽ có một số bài nói về công cụ tài chình này. Hai phương tiện trên sẽ giúp bạn tránh những tình huống bất trắc trong cuộc sống. Bảo hiểm nhân thọ cũng đồng thời là một công cụ đầu tư rủi ro thấp và hiệu quả cao.
4-    Chuẩn bị kiến thức về đầu tư: bạn sẽ đầu tư vào các kênh đầu tư nào? Rủi ro như thế nào? Trong thời gian tới chúng tôi sẽ ra loạt bài về các kiến thức đầu tư bạn cần biết.
5-    Dành thời gian chuẩn bị: việc gì cũng vậy cũng cần một khoản đầu tư thời gian và công sức để tìm hiểu. Nếu như bạn muốn tiết kiệm thời gian có thể sử dụng các dịch vụ uỷ thác đầu tư hoặc là tìm hiểu một số vấn đề cơ bản từ các bài viết của chúng tôi trước khi quyết định đầu tư. Công việc đầu tư có thể chỉ cần bạn bỏ ra 2-3 tiếng đồng hồ 1 tuần để cập nhật thông tin và trạng thái tài khoản là vừa đủ.
6-    Lập kế hoạch đầu tư: bạn nên đề ra mục tiêu đầu tư cụ thể cho bạn như là tăng trưởng hàng năm là bao nhiêu, đầu tư vào những lãnh vực nào, mức độ rủi ro chấp nhận được để có thể chọn loại hình đầu tư thích hợp.
Giờ thì chúng ta hãy cùng chuẩn bị từng bước. Trong loạt bài tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập đế một số kiến thức và thông tin thị trường cơ bản để bạn có thể tự bắt đầu.

0 Comments:

Post a Comment

Bạn có ý kiến về vấn đề này như thế nào?
(What do you think about it?/ Qu'en pensez-vous?)

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog mình (✿ ♥‿♥)(♥‿♥ ✿)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More