Monday, August 22, 2011

Thuật toán EdgeRank – khám phá thú vị dành cho Facebooker


edgerank
Hằng ngày vào Facebook để cập nhật tin tức từ bạn bè của mình không ai là không đối diện với trang News Feed. Đây là nơi cập nhật những thông tin chia sẻ từ bạn bè của chúng ta và cũng như Google, Facebook sẽ chọn lọc những Feed nào thật sự “ý nghĩa” với bạn để show lên trước nhất. Ồ ! Vậy làm sao cỗ máy này biết điều gì là “ý nghĩa” với chúng ta để show lên ? Đó chính là nhờ thuật toán “FaceRank” ;)



Facebook News Feed
Top News là tab được áp dụng bộ lọc theo thuật toán EndgeRanks.
Most Recent là tab updates real time của Facebook.
Nói thiệt là cái tên “FaceRank” là do mình chế thui, chứ thực ra thuật toán này có tên là Edge Rank  hì hì. Khác với Page Rank bí ẩn của Google, Facebook lại phần nào công khai những logic tính toán trong việc quyết định nội dung nào “hay ho” để show lên đầu tiên (tại hội nghị f8 – “f8 conference” dành cho các nhà phát triển). Thuật toán này được áp dụng cho cả hai đối tượng là profile và fan page. Vì vậy nếu hiểu rõ công thức này, bạn có thể trở thành “ngôi sao” trên Facebook ! ;)
Ok ! Giới thiệu nhiều quá, mình không câu giờ nữa, đây là bộ mặt của công thức Edge Rank:
Thuật toán EdgeRank của Facebook
Nhìn xong đuối luôn hen hehe !  Mình vốn không xuất sắc môn tóan nên thoạt đầu nhìn vào cũng bị choáng. Trước khi tìm hiểu công thức này, chúng ta cần nắm một số thuật ngữ cơ bản:
  • Post và Status Updates được xem là những nội dung chia sẻ.
  • Comment, like, tag, share…được gọi là những tương tác và trong thuật toán này Facebook đặt cho nó cái tên là “Edge” (độ sắc bén). Như vậy Edge Rank theo có thể dịch ra một cách trần trụi là “ Mức độ sắc sảo của nội dung” hay một cách bóng gió là ” social value của bạn”
Có 3 yếu tố cơ bản và quan trọng trong công thức này đó là:
  1. Affinity (Score): Điểm số lôi cuốn
  2. Weight: Trọng số tương tác
  3. Time/Recency(Score): Tốc độ “ôi thiu” ;)
Chúng ta cùng mổ xẻ từng yếu tố này nhé:
1. Affinity Score (Điểm số lôi cuốn):
Con số này mô tả sự khắng khít trong mối quan hệ giữa bạn và những người tương tác với nội dung chia sẻ của bạn tại Profile hoặc Fan Page. Những người thường xuyên comment, like, tag, hoặc share lại những nội dung của bạn sẽ có điểm số cao hơn những người ít ghé thăm và tương tác với nội dung bạn post.
Facebook Comment list
Vậy ta có thể rút ra được điều gì từ yếu tố này: Hãy tạo ra và chia sẻ những nội dung thu hút nhiều đối tượng bạn bè/fan. Những post thu hút sự chú ý và tương tác của nhiều bạn bè và đối tượng sẽ tốt hơn là chỉ tạo ra những cuộc đối thoại giữa một hai người bạn. Muốn làm được điều này, bạn phải sáng tạo và linh động hơn trong nội dung chia sẻ. Bạn có thể share một Quiz mình vừa làm xong, post một câu hỏi nóng hay tạo một poll để chưng cầu ý kiến chẳng hạn… Khi đó Wall của bạn sẽ rôm rả , nhiều màu sắc  và dĩ nhiên là “chỉ số tín dụng” hay “chỉ số lôi cuốn” của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Kết quả sau cùng tần suất xuất hiện của bạn tại “News Feed” của bạn bè sẽ cao hơn.
“Cơm thêm”: Bạn cũng nên thường xuyên viếng thăm những người bạn trong list của mình và comment, like những gì bạn quan tâm hoặc post tặng lên wall của họ một bài hát hay chẳng hạn thích chứ không nên chỉ “tự kỉ” một mình.
2. Weight (trọng số tương tác):
Mỗi nội dung bạn post đều được đánh giá theo một thang điểm dựa trên số lượng comment và like mà nó nhận được. Dĩ nhiên một nội dung có khoảng 15 comment và 20 likes thì chắc chắn phải có trọng số lớn hơn những post không có comment hoặc likes nào rồi.
Qua nhieu comment va like
Lượng Comment và Like khủng khiếp >.<
Vậy điều này có ý nghĩa thế nào với chúng ta ? Đó là hãy tạo ra những nội dung thật “ngon” tựa những bông hoa sặc sỡ thu hút ong bướm. Hãy chia sẻ những nội dung khiến friend và fan của bạn phải chịu nhấc tay lên để comment, like hoặc share. Nội dung của bạn có thể mang tính giải trí, cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích, hoặc đơn giản là hãy sang wall của bạn bè hỏi thăm hoặc cảm ơn họ vì một điều gì đó ( dĩ nhiên là nên thật lòng hehe). Điều quan trọng là bạn phải nắm và hiểu được thị hiếu các friend và fan của. Hãy làm cho wall hoặc page của bạn trở thành một nơi mang lại nhiều giá trị cho bạn bè và fan thì bạn sẽ càng có nhiều feedback và dĩ nhiên “rank” của bạn cũng sẽ cao hơn.
“Cơm thêm”: Hãy tạo ra các friend list theo từng sở thích và thị hiếu của họ. Việc này giống như bạn đang phân khúc người dùng vậy đó. Mặc dù công việc này sẽ mất thời gian nhưng sẽ rất tiện lợi cho bạn sau này.
3. Recency (Tốc độ “ôi thiu”):
Hehe, nghe cụm từ “tôc độ ôi thiu” là thấy bốc mùi rồi phải không mọi người. Chỉ số này phản ánh khoảng thời gian tính từ khi các tương tác xuất hiện ở nội dung cho tới thời điểm hiện tại. Ví dụ như comment đầu tiên của một nội dung mà bạn chia sẻ xuất hiện cách đây 42 tiếng đồng hồ và hầu hết các comment khác thì đều xuất hiện cách đây 18 tiếng. Nghe vẫn khó hiểu đúng không ? Thực ra chỉ số này muốn đánh giá chất lượng nội dung mà bạn chia sẻ. Mỗi nội dung vừa được tạo cũng giống như những món ăn nóng sốt, nếu nó không được “tiêu thụ” thì sẽ ôi thiu rất nhanh. Vì vậy nếu như trong profile của bạn lưu trữ quá nhiều đồ ăn bốc mùi thì rank của bạn sẽ tụt ngay. Facebook chỉ chọn lọc và đưa vào News Feed những món ăn “ngon” đúng theo nghĩa “Feed” của nó ;)
Mon an nong sot
Vì thế bạn đừng cố gắng nhồi nhét lên wall của mình một lúc quá nhiều thứ, người xem sẽ bội thực và khả năng họ thấy và tương tác với nội dung của bạn sẽ thấp đi, đồng nghĩa với việc “món ăn” đó sẽ bị “ôi thiu”. Đừng chạy theo số lượng mà hãy lập một chu kì posting như 1 hoặc 2 lần 1 ngày và cách khoảng để mỗi nội dung đưa lên đều được bạn bè của bạn tiêu thụ mạnh mẽ và triệt để. Một đầu “bếp giỏi” luôn nắm rõ khẩu vị của thực khách và những gì họ làm ra luôn được chén sạch bách ;)
“Cơm thêm”: bạn hãy chọn thời điểm để post. Nếu bạn post lúc mọi người đã say giấc thì chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng lúc mà bạn bè đang xôm tụ trên Facebook.
visits by time
Đón đầu các đỉnh sóng tại các thời điểm có nhiều người dùng đang online (Click để xem hình lớn)
Như vậy mục tiêu của chúng ta làm làm cho phép tính trên có giá trị càng cao càng tốt. Ví dụ bạn là firend của Shui Lian và bé Shui có hơn 2000 friend. Facebook sẽ xếp hạng rank của hơn 2000 đối tượng này và chỉ chọn những đối tượng có rank cao nhất để show lên trong News Feed của bé Shui. Vì thế, thứ hạng cao hay không sẽ ảnh hưởng đến “khả năng show hàng” của bạn ;)
Chắc chắn Facebook không thể tiết lộ chi tiết về thang điểm đánh giá của mình nhưng nắm được công thức trên cũng đủ để bạn hiểu làm thế nào để trờ thành “Miss Ngôi Sao” trên Facebook phải không nào ? hì hì.


Thuật toán EdgeRank được Facebook áp dụng.  Đặc biệt, nếu bạn là một Facebook Marketer thì  việc nắm rõ điều này cũng quan trọng ngang hàng với việc học SEO trong môi trường Google. Đó có thể được xem là cốt lõi của SMO (Social Media Optimization).



Đã gọi là là tiếp thị trên Facebook thì dĩ nhiên bạn luôn muốn thông điệp và nội dung của mình (tại Profile hoặc Fan Page) được xuất hiện hoài hoài trên News Feed của người dùng. Thế nhưng bạn có bao giờ nhận ra rằng chỉ có updates của một số người bạn hay fan page là thường xuyên xuất hiện trên Top News Feed của mình trong khi một số người khác thì hầu như không bao giờ. Điều đó phụ thuộc vào sự đánh giá và quyết định của Facebook dựa vào thuật toán EdgeRank .

Facebook thuật toán Edge Rank

Mình sẽ giúp các bạn lí giải điều này. Tuy nhiên, trước khi sắn tay vào tìm hiểu bất cứ đều gì về Facebook Marketing, bạn cần phải nằm lòng điều này giúp mình: 

Fan like fan page của bạn không có nghĩa là lúc nào họ cũng thấy updates của page trên news feed của họ vì một lí do rất tự nhiên sau:

Hiện có hàng trăm, hàng ngàn fan page, hơn 600 triệu người dùng trên facebook và bạn có quyền like bất cứ cái gì mình thích. Vậy thì bạn nghĩ xem, không lẽ facebook lại đem quăng tất cả updates của 600 triệu người dùng và fan page bạn like vào mặt bạn sao ? @_@ chết mất, bạn sẽ bị overload thông tin và không ở lại chơi với Facebook nữa =_=. Đó là thảm họa cho bạn và cũng là thảm họa với Facebook.

Facebook News Feed


Facebook không quan tâm việc bạn phải được show lên news feed hay không mà nó chỉ quan tâm nội dung của bạn có “hot” hay không để show lên. Vì vậy nếu bạn chỉ tạo fan page vì nghĩ rằng fan sẽ luôn thấy nội dung updates của bạn trên news feed thì mời bạn đi chỗ khác chơi. Điều này không có gì lạ nếu bạn từng là một SEOer trên môi trường Google

Chắc bạn vẫn còn một chút hoài nghi về tính ưu tiên của Facebook News Feed đúng không ? Mình sẽ chia sẻ với các bạn một số sự thật trần trụi về điều này. Dưới đây là tổng hợp kết luận từ các thử nghiệm và quan sát hệ thống News Feed của mình, bạn bè, cộng với nhận định của các chuyên gia về Social Media trên thế giới. 

Facebook đối xử ưu tiên với Profile va Fan Page là gần như nhau, vì vậy mình sẽ sử dụng khái niệm profile trong các kết luận cho gần gũi với cả nhà nhé. Nào ta cùng xem !

1. Có nhiều bạn chưa chắc đã “nổi tiếng”:

Khi mới lập một Facebook Profile và bắt đầu trở thành một Facebooker bạn cần phải có bạn bè, đó là điều tự nhiên để duy trì sự sống của mình trên mạng xã hội. Điều này cũng tương tự như khi bạn mới thành lập một fan page vậy. Thế nhưng có nhiều friend đã đảm bảo cho bạn một “chỗ đứng” hay được xuất hiện thường xuyên trên News Feed của bạn bè hay bạn bè của bạn bè không ? Ồ chắc chắn là không, ngay cả khi bạn thường xuyên cập nhật wall của mình bằng các status, link, photo hay video…
Facebook Friends
Điều những Newbie cần có là sự tương tác (like,comment) của bạn bè với những gì mình post. Vậy nên, một cách đơn giản nhất, điều bạn cần là làm sao cho một số người like like like và like post của bạn. Dĩ nhiên nếu bạn không ép buộc họ thì chắc hẳn post của bạn cũng phải khá hay hehe.  Vì thế, không cứ gì bạn phải chạy đua theo áp lực tăng friends. Ít friends nhưng nhiều tương tác thì sức mạnh viral của bạn vẫn phi thường và các bạn bè khác sẽ tự động add bạn thui.
Muốn vậy, bạn có thể mở privacy của mình ra cho phép người dùng thậm chí chưa phải friend cũng có thể comment hay like rồi sau này hãy tính tới chuyện đóng wall, chỉ cho bạn bè mới được tương tác. Còn nếu bạn muốn đóng cửa tất cả thông tin về mình ngay từ đầu thì bạn tham gia mạng xã hội để làm gì ?
Ngoài ra bạn hãy bắt đầu đi tham gia like hay comment post của bạn bè, để họ biết được sự xuất hiện của bạn qua notification. Mình không nói các bạn hãy đi comment và like bạn bè để có thể xuất hiện trên News Feed của họ nhé. Chút nữa tớ sẽ lột trần sự thật này hehe.
2. Bí mật nho nhỏ ở tab “Most Recent”:
Mỗi khi vào facebook chúng ta thường đối diện với tab Top News mặc định. Khoảng 50% người dùng facebook nhận cập nhật từ bạn bè qua tab này. Đây là khu vực updates được facebook chọn lọc theo thuật toán EdgeRank. Tuy nhiên vẫn còn một tab khác đó là “Most Recent”. Nghe tên thì ai cũng hiểu đây là nơi các update được cập nhật theo thời gian thực.
Facebook Most Recent Tab Edit OptionsTuy nhiên đó cũng chỉ là định nghĩa mà thui, thực ra khu vực “Most Recent” cũng được facebook để mặc định ở chế độ chọn lọc, chỉ khác là nó được sắp xếp theo thời gian thực. Tại sao ? Bởi vì ít người dùng facebook để ý rằng có một phần được gọi là “edit options” ở ngay dưới cùng của mục news feed này.
Facebook Most Recent Tab Edit Options
Mặc định facebook sẽ tick vào lựa chọn là “Friends and Pages you interact with most” – Cập nhật từ những bạn bè và Page bạn thường tương tác nhất – chứ không phải là “All of friends and pages”. Điều này càng củng cố hơn cho xu hướng chọn lọc tin hot để đưa đến người dùng facebook.
3. Lúc nào cũng bám đuôi những hot Facebooker chẳng ích gì cho bạn:
Giả định bạn là một “hot facebooker”, chắc hẳn một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy có một cái “đuôi” đang lẽo đẽo theo sau mình. Lúc nào hắn/ả cũng “cuồng like” và comment mọi post bạn đưa lên wall. Phải chăng hắn/ả đang lí luận rằng nếu lúc nào cũng bám gót những hot facebooker thì chắc chắn mình cũng sẽ được xuất hiện nhiều trên News Feed của họ ? Xin thưa ! Không hề ! Theo những thử nghiệm của bản thân và các kết luận từ những nhà quan sát, thống kê về Social Media, thì những cái “đuôi” này hầu như chẳng bao giờ xuất hiện trên News Feeds của người mà mình bám theo.
Bám đuôi bạn bè trên Facebook
Ngược lại, những cái “đuôi” ấy đang góp phần làm cho mức độ “nổi tiếng” của những người họ đang bám theo ngày một tăng lên. Nếu bạn thường xuyên vào profile hay fan page nào đó và tương tác thì profile hay fan page đó sẽ ngày càng xuất hiện nhiều trên News Feed (Top News) của bạn. Điều đó cũng tự nhiên và dễ hiểu mà phải không nào :D.
4. Nội dung nào được Facebook ưa chuộng ?
Ok la ! đây là một vấn đề cũng khá nóng bỏng đấy nhé. Hiện nay bạn có các loại hình nội dung chính để post như sau: Status Update, Photo, Links, Videos.
Photo được Facebook ưu tiên trong hệ thống News FeedFacebook có kèm thêm một biến số về loại nội dung cho chế độ ưu tiên tại Top News của News Feed. Vì sao ? Bởi lẽ facebook muốnngười dùng ở lại và trải nghiệm nội dung lâu hơn trên facebook và theo gã khổng lồ thì có một số nội dung thường khiến người dùng thích thú ở lại lâu hơn với thứ tự ưu tiên giảm dần như sau:
1. Photo
2. Video
3. Links
4. Status
Đứng đầu là Photo, chính vì vậy mà các cuộc thi ảnh hiện nay trên Facebook đang nở rộ như nấm sau mưa. Nắm được các yếu tố ưu tiên này bạn có thể xây dựng chiến lược phát triển nội dung cho fan page hay profile của mình. Lưu ý: đây chỉ là một trong các tiêu chí đánh giá của thuật toán EdgeRank.
5. Sức mạnh của Comment:
Nếu post của bạn thu hút được comment của một số bạn bè thì chắc chắn đó là điểm tựa vô cùng thuận lợi để bạn được xuất hiện tại News Feeds của những người bạn khác. Mức độ hiển thị của bạn sẽ tăng lên tỉ lệ thuận với số lượng comment. Nói một cách khác Facebook sẽ đoán biết nơi nào xôm tụ thông qua các comment và giới thiệu đến bạn bè của bạn qua News Feed.
Facebook Comment
Điều này cũng củng cố thêm cho luận điểm của thuật toán Edge Rank đó là Facebook ưu tiên comment hơn like trong việc đánh giá mức độ hot của nội dung. Đó cũng là lí do mà gần đây một số cuộc thi trên facebook thường đánh giá người trúng giải qua số lượng comment hơn là like.
6. Sống lâu lên lão làng:
Trong môi trường facebook, số lượng friends của mỗi người là khác nhau có những người chỉ có 100-200 friends, một số người có khoảng hơn 600 friends và một số khác thì có cả ngàn friends. Một cách tự nhiên, các hot facebooker thường có số lượng friends lớn.
Sau một thời gian ngắn phát triển một profile từ thuở sơ khai (kêu gọi like, comment từ bạn bè), bạn chỉ có thể dễ dàng xuất hiện tại News Feed của những bạn bè hay fan có số lượng friends nhỏ từ 1 đến 200 friends chứ chưa thể xuất hiện tại news feed của các lão làng hay hot facebooker với số lượng friend từ 500 đến hàng ngàn. Điều đó cũng dễ hiểu thôi, vì bạn phải cạnh tranh với rất nhiều profile “kinh nghiệm” khác để được xếp hàng trong news feed của hot facebooker này.
Tuy nhiên, những facebooker có số lượng friend nhỏ lại góp phần giúp bạn lan tỏa mức độ phổ biến của mình một cách dễ dàng và đến một thời điểm nào đó bạn sẽ…hóa rồng hehe.
Mức độ lan tỏa trên Facebook
Do đó, mấu chốt vấn đề ở đây là khi phát triển hệ thống network hay fan của mình, bạn hãy tận dụng liên kết những profile có số lượng friend trung bình (100 đến 200 friends cũng được). Vì đó sẽ là bước khởi đầu dễ dàng cho bạn hơn là chỉ chăm chăm liên kết với các profile có số lượng friend khủng. Tớ gọi đó là nguyên tắc có trên có dưới hệt như trong một xã hội thực.

Mổ xẻ nào :

Trước khi đi vào tính toán thử một ví dụ, chúng ta cần thiết phải coi sơ lại công thức Edge Rank một lần nữa:
Mổ xẻ thuật toán Edge Rank
Công thức nhìn có vẻ “bác học” và phức tạp cả nhà nhỉ, tuy nhiên nói một cách đơn giản thì thế này. Bất cứ thứ gì bạn post trên facebook như link, video, status, photo…được xem là một chủ thể nội dung (object). Bạn hãy tưởng tượng mỗi post này giống như một viên kim cương. Mỗi khi bạn bè hay bất cứ một người dùng facebook nào tương tác với nội dung bạn post (like, comment, share), họ lại tạo thêm một đường cắt (edge) trên viên kim cương này và khiến nó trở nên sáng bóng và lấp lánh hơn.
Mổ xẻ thuật toán Edge Rank
Viên kim cương càng sáng và lấp lánh thì nó càng có được thứ hạng cao trong News Feeds của người dùng. Thuật toán Edge Rank của Facebook chịu trách nhiệm tìm ra những viên kim cương nổi bật này hehe. Vậy mỗi tương tác (like, comment, share) có tác dụng như thế nào đối với mỗi viên kim cương này ? Chúng ta hãy cùng phân tích từng yếu tố của công thức nhé.
Có 3 yếu tố cơ bản và quan trọng trong công thức này đó là:
  1. Affinity (Score): Điểm số lôi cuốn / trung thành
  2. Weight: Trọng số nội dung và tương tác
  3. Time/Recency(Score): Thời gian/mức độ cập nhật
1. Affinity Score: Yếu tố đầu tiên phản ánh mối quan hệ khắng khít giữa bạn và đối tượng tương tác với nội dung của bạn. Nếu bạn chưa bao giờ like hay viếng thăm một fan page và cũng chẳng có người bạn nào like hay tương tác với nó thì chắc chắn bạn sẽ rất ít có khả năng hay thậm chí là chẳng bao giờ thấy được các updates của fan page này trên news feed của mình.
Affinity Score
Ngược lại, nếu fan của bạn thường xuyên tương tác với các nội dung bạn post thì chắc chắn khả năng hiển thị của fan page sẽ tăng đáng kể trên news feed của fan và thậm chí là trên news feeds của bạn bè của fan (friends of fan). Chính vì vậy, một khi post bất cứ nội dung gì lên, bạn hãy nghiên cứu thật kĩ “độ ngon” của nó và dự đoán về thái độ của fan với nội dung này. Có được những like hay comment đầu tiên là yếu tố sống còn để bạn tiếp tục viral nội dung của mình.
2. Weights (trọng số nội dung và tương tác):
Yếu tố ảnh hưởng thứ 2 đó là loại hình nội dung của post (photo, video, link hay status) và hình thức tương tác, bao gồm (like, comment hoặc share). Comments luôn có trọng số cao hơn hẳn so với like. Điều này cũng dễ hiểu thui, bởi lẽ facebook luôn đánh giá cao những post có mức độ tham gia tương tác (engaged) của người dùng cao. Chính vì thế mà các cuộc thi ảnh hiện nay, thay vì đánh giá người chiến thắng qua số lượng like như xưa thì bây giờ các ban tổ chức đã chuyển sang hình thức đánh giá bằng số lượng comment.
Mổ xẻ thuật toán Edge Rank
Ngoài trọng số tương tác, facebook còn gán các trọng số ưu tiên cho từng loại nội dung (như đã nói ở trên) với mức độ ưu tiên giảm dần theo thứ tự như sau:
1. Photo
2. Video
3. Links
4. Status
Mức độ ưu tiên nội dung trong Facebook
Mỗi loại hình nội dung trên cấu thành một edge cho post.
3. Time/Recency – Thời gian/mức độ cập nhật
Ngoài việc nghiên cứu kĩ về nội dung post bạn còn cần phải biết tính toán về thời gian để post nội dung trong ngày và trong tuần. Bạn hãy hình dung như sau, khi người dùng vào facebook, sẽ được đưa về khu vực mặc định là News Feed ở tab “Top News” hoặc “ Most Recent News” (tùy vào mỗi người dùng thiết lập).
Tuy nhiên, theo nhiều nguồn thống kê đáng tin cậy về thói quen của người dùng facebook thì có khoảng 50% người dùng chọn tab mặc định cho News Feed là “ Most Recent News” (các post được hiển thị real time). Do đó nếu xác định đúng thời điểm post bài có nhiều người dùng vào facebook, bạn sẽ đón được “sóng” và khả năng “bắt” được like cũng như comment sẽ cao hơn rất nhiều. Đó chính là “cú hích” để bạn có thể viral nội dung của mình một cách nhẹ nhàng và êm ái nhất.
Các bạn có thể tham khảo biểu đồ thống kê về chất lượng hiển thị và tương tác của nội dung theo thời gian trong ngày và theo ngày trong tuần.
Mổ xẻ thuật toán Edge Rank
Mổ xẻ thuật toán Edge Rank
Mình quen gọi yếu tố này bằng một câu châm ngôn thuần Việt là:” Nhất cự li, nhì tốc độ”. Mình sẽ minh họa cho các bạn một tình huống tính toán như sau:
Ví dụ:
vào ngày thứ 4 của tuần, bạn nhận định rằng đỉnh điểm của lượng người vào facebook (buổi chiều) là khoảng 4h và hạ thấp vào khoảng 4h30. Như vậy bạn hãy bắt đầu post nội dung của mình trễ nhất là vào lúc 3h30. Tại thời điểm này nếu nội dung của bạn “cực ngon” và ngay lập tức bắt được rất nhiều like cũng như comment (thông qua tab “most recent” của News Feeds) thì đến 4h (lúc có nhiều người vào facebook nhất) bạn sẽ có nhiều khả năng tới đa hóa điểm Edge Rank của nội dung mình post rất. Tại sao lại như thế ?
30 phút là một khoảng thời gian ngắn và bạn sẽ có trọng số thời gian lớn. Trọng số thời gian sẽ cao nhất nếu thời điểm mà người dùng facebook truy cập news feed và thời điểm mà post được đăng là ngắn nhất. Chính vì vậy, tích tụ lượng tương tác cộng với việc tính toán thời điểm để “đón sóng” là một nghệ thuật mà bạn cần phải rất nhạy cảm và luyện tập qua một thời gian thì mới có “cảm giác” được.
Sau đây là một phần ví dụ tính toán nho nhỏ mô phỏng cách chọn lọc nội dung tại News Feed của Facebook thông qua thuật toán Edge Rank. Mời các bạn xem qua 2 slide sau:
Edge Score Calculation
Bạn có thể kiểm tra mức độ vỉall  nội dung của mình bằng việc kiểm tra chỉ số Post Views tại Fan Page Insight. Có thể lượng fan của bạn chưa cao nhưng mức độ hiển thị nội dung của bạn tại News Feed của Fan và Non-Fan là rất lớn do hiệu ứng của thuật toán này. Những Non-Fan chắc chắn phải là bạn (friends) của những fan đã like page của bạn.
Post View trong Facebook Fan Page insight
Quy cho cùng những người làm Social Media cũng cần thiết phải rất “tâm lý” và “nhạy cảm” để có thể chiếm được cảm tình và sự trung thành của fan cũng như biết tăng tốc đúng thời điểm để chớp lấy “cơ hội” viral cho thông điệp của mình.
Cách tính toán này không hoàn toàn chính xác 100% về mặt con số những cũng mô phỏng một phần nào cách mà Facebook chọn lọc nội dung hot và đưa đến cho người dùng. Đó cũng là cốt lõi của cơ chế viral tự nhiên mà facebook thiết lập.  Hệ thống đánh giá và phân tích thái độ, hành vi của người dùng rất phức tạp, nhiều tham biến và thay đổi liên tục.

0 Comments:

Post a Comment

Bạn có ý kiến về vấn đề này như thế nào?
(What do you think about it?/ Qu'en pensez-vous?)

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog mình (✿ ♥‿♥)(♥‿♥ ✿)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More