Friday, June 18, 2010

Học Tiếng Anh bằng cách nào hiệu quả ? (Phần 2)

Như bài trước đề cập đến kĩ năng nói, lần này mình xin nói về kĩ năng nghe. Nghe – nói là 2 kĩ năng đặc biệt quan trọng khi giao tiếp, hỗ trợ để hoàn thiện cho việc học ngoại ngữ của bạn . Song khó khăn của người Việt học ngoại ngữ, có các khó khăn chính khi nghe như sau :


- Người bản ngữ nói rất nhanh. Bởi họ nói có trọng âm và chỉ nhấn vào trọng âm và keywords , lướt qua nhiều yếu tố và nuốt chữ . Nếu không nắm được cách nói đó rất khó nghe
- Lối tư duy của người Việt khác nên cách diễn đạt ý tưởng khác với người Anh. Do vậy, có khi biết tất cả các từ trong câu, nhưng chúng ta không hiểu được ý nghĩa của toàn câu.
- Tác động của tiếng mẹ đẻ. Khi học , chúng ta vẫn phát âm những âm của tiếng Anh theo âm tiếng Việt. Đến khi nghe người Anh nói chúng ta không nhận ra, đặc biệt là vấn đề trọng âm.

- Các học ngược. Nếu tiến trình học tiếng Việt là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào theo thời gian . Và ngữ pháp (hay văn phạm) là cuối cùng. Thì Tiếng Anh lại là Viết – Đọc – Nói –Nghe . Viết thành câu từ việc ráp từ vựng đúng với văn phạm, rồi tập ĐỌC trúng chừng nào hay chừng ấy (đọc âm tiếng Anh bằng âm tiếng Việt) . Rồi NÓI lớn tiếng những câu mình viết trong đầu , mà không để ý người nghe hiểu ý mình không , mà chỉ lo nói sai văn phạm . Thế là học nói bằng cách sửa đổi phát âm những từ nào chưa chuẩn cho đến khi người nghe có thể hiểu . Và sau đó NGHE để nói theo hoặc trả lời .
-Người lớn có thói quen dịch toàn bộ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ . Vì thói quen không nghe toàn bộ những gì người khác nói mà chỉ cần hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể tiếp lời người kia. Vì thế trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ – mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.
Vì thế, muốn nghe hiểu tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải trở lại trạng thái ‘sơ nguyên’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!
Và đây là bí quyết để Nghe:

A. Nghe thụ động:

1. – ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.
Cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó.
Công việc này rất quan trọng, vì muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều! Như thế ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh.

2 – Nghe với hình ảnh động.
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh . Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu . Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin.
B. Nghe chủ động.

- Quy trình nghe: Nghe không (cố gắng hiểu main idea từ các key words, trọng âm )->Đọc lướt lại textscript để hiểu sơ qua nội dung->Nghe không lại (cố gắng hiểu ở mức độ cảm nhận)->Vừa nghe lại vừa xem textscript->Xem và đọc theo giọng người đọc vài lần->Nghe không lại (cố gắng hiểu và cảm nhận toàn bộ bài nghe).
- Khi nghe, cần tập trung nghe rõ cách phát âm và ngữ điệu, hiểu trực tiếp bằng tiếng Anh thì càng tốt, nếu khó thì có thể liên hệ sang tiếng Việt. Nên nhớ khi nghe cần nhìn vào hình ảnh và liên tưởng ra hình ảnh của sự vật hay sự kiện trong đầu mình

1. Bản tin special english:
Khi nghe , nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Từ các key words hay key phrases , bạn đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.

2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’:
- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

3. Một số bài Audio:
Nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa.

4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe . Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.
C. Xây dựng vốn từ vựng cho năng lực nghe
Quy trình học ngoại ngữ quan tâm tới 3 chữ R: Remember (ghi nhớ) , Retain (lưu trữ) , Recall (gợi nhớ)
Nói đến xây dựng vốn từ vựng tức là xây dựng một vốn chung cho cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Không có bốn kho từ vựng riêng biệt dành cho bốn kỹ năng. Chỉ có một kho từ vựng duy nhất.

Khi sử dụng các kỹ năng, chúng ta vận dụng kho từ vựng chung này ở góc độ khác nhau một chút:
- Viết : thường phải dùng theo ngôn ngữ viết.
- Nói : thường dùng từ đơn giản hơn, dùng dạng khẩu ngữ và những từ đệm như well, kind of, sort of, … Tất cả các loại từ vựng đó đều phải được lưu trữ.

Những kỹ thuật giúp chúng ta nâng cao năng lực sử dụng từ phục vụ cho mục đích nghe-hiểu:
Gặp bất cứ một từ mới nào ta phải nắm ngay cách phát âm của nó, đặc biệt là trọng âm từ. Văn cảnh chính là những hình ảnh làm cho chúng ta duy trì được từ đó lâu hơn. Do đó khi học từ chúng ta cần quan tâm đến văn cảnh
Tăng cường các vốn từ vựng để phục vụ cho mục đích nghe-nói, chúng ta quan tâm đến vốn khẩu ngữ vì nói là khẩu ngữ. Có thể qua cách xem phim là hay nhất
Muốn nâng cao vốn từ vựng, chúng ta phải nâng cao một cách từ từ, một cách có hệ thống. Hãy xây dựng những vốn từ từ thấp lên cao: 400 từ, 700 từ, 1000 từ, … bằng cách đọc hệ thống chuyện kể từ thấp lên cao.

1 Comments:

Unknown said...

Thông tin đất nền tại Long An, giá chỉ 300 triệu/nền. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại website: Đất nền dự án Làng Sen Việt Nam | Dat nen du an Lang Sen Viet Nam

Post a Comment

Bạn có ý kiến về vấn đề này như thế nào?
(What do you think about it?/ Qu'en pensez-vous?)

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog mình (✿ ♥‿♥)(♥‿♥ ✿)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More