Friday, June 18, 2010

PR, AD hay Brand ?

Quy luật chung là: quảng bá trước, quảng cáo sau. Còn Xây dựng thương hiệu là kết hợp nhuần nhuyễn cả 2




1) Quảng bá (PR – Public Relations)
Đó là những hoạt động đối ngoại, hoạt động giao tế, quan hệ cộng đồng…Điều này chứng tỏ công ty quan tâm đến cộng đồng xã hội , tạo cái nhìn tốt đẹp cho mọi người về mình
Trên nguyên tắc là tiêu chuẩn đạo đức: thông tin đúng đối tượng, đúng chỗ, đúng lúc, đúng cách bằng phương tiện phù hợp.
Một hoạt động PR tốt là hoạt động khiến đối tượng hiểu và đánh giá đúng một cách tích cực bản chất của chủ thể của hoạt động đó.
PR là một quà trình thông tin hai chiều. Các chuyên gia tư vấn PR không chỉ đưa ra thông tin tới đối tượng của mình mà còn phải lắng nghe và nắm bắt được tâm lý, ý kiến và xu hướng của cộng đồng để có thể dự đoán được các phản ứng có thể, qua đó tiếp tục xây dựng chiến lược PR của mình cho phù hợp.


** Một số ví dụ về PR thành công ở Việt Nam:
+ Tã lót Huggies – Bé Huggies năng động
+ Omo – Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO

2) Quảng cáo ( AD – Advertising ) :

Đó là cách tác độg trực tiếp đến khách hàng và tạo dựng sự tầm cỡ hàng đầu của nhãn hiệu với chất lượng sản phẩm vượt trội. Đó là yếu tố quan trọng nhất tác động tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng .Vì hầu như ai cũng muốn mua sản phẩm tốt hơn, nên họ sẽ chọn nhãn hiệu hàng đầu.
Đây là 1 vòng tròn khép kín về đường đi của 1 sản phẩm. Bởi  Vì thế sản phẩm tốt hơn sẽ chiến thắng trên thị trường. Còn quảng cáo sẽ giữ nhãn hiệu đó ở vị trí hàng đầu và làm cho người tiêu dùng tin rằng nó là sản phẩm tốt hơn.

Ngày nay, có 3 cách để truyền thông đại chúng hiệu quả theo chuyên gia Philip Kotler:
Cách 1: Quảng cáo đổ bộ:
Quảng cáo trên tất cả các phương tiện trong cùng 1 khoảng thời gian.
Cách 2: Tài trợ Sự kiện:
World Cup, Olympics là 2 trong số những chương trình có thể thu hút hàng tỷ người hâm mộ trên toàn thế giới.
Cách 3: Xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ: 
trong đó chứa đựng thông tin chi tiết của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Ngân sách dành cho quảng cáo không phải là những khoản đầu tư sinh lãi, mà nên coi đó là 1 khoản bảo hiểm để đề phòng những tổn thất do đối thủ cạnh tranh gây ra.
Nếu không muốn chi tiền cho quảng cáo, doanh nghiệp phải tự hài lòng với việc chỉ gặm nhấm phần rìa bánh của chiếc bánh thị phần.
** VD:
+ Prudential – Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu => Chăm sóc khách hàng tốt
+ Heineken – Heineken refreshes the parts other beers cannot reach => Bia cao cấp dành cho người thành đạt, giúp người uống khẳng định được địa vị xã hội của mình

3) Xây dựng thương hiệu (Branding)
Xây dựng những ấn tượng, cảm nhận tốt về thương hịêu trong tâm trí cũng như trái tim người tiêu dùng đi về lâu dài .

+ BMW: Không chỉ là 1 phương tiện đi lại chất lượng tốt mà còn khẳng định ”Tôi là dân chơi kiểu BMW”
+ Parkson: Khẳng định địa vị, thu nhập của người ấychứ không chỉ là món đồ . Giá trị tinh thần là : sang trọng, thành đạt, đắt tiền và sành điệu.

0 Comments:

Post a Comment

Bạn có ý kiến về vấn đề này như thế nào?
(What do you think about it?/ Qu'en pensez-vous?)

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog mình (✿ ♥‿♥)(♥‿♥ ✿)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More